Giáo Sư Phan Văn Trường Đã Từng Đối Phó Với Đại Dịch Sars Ra Sao?

Năm 1998, giáo sư Phan Văn Trường vừa vào tập đoàn Suez, một tập đoàn lớn với 200,000 nhân viên trên toàn thế giới. Khi đó, đại dịch SARS đang hoành hành mạnh. Ông đã từng có lần chia sẻ lại câu chuyện mình từng đối phó dịch bệnh như sau:

“Có một nhà văn đã nói rằng cơ hội thường trá hình khi tới tận tay chúng ta. Rất nhiều khi cơ hội trông giống như một công việc nặng nhọc, khó khăn. Người thức thời nắm lấy công việc khó nhọc đó để khám phá ra rằng chính đây mới là cơ hội hiếm có.

Trong suốt thời kỳ trẻ tuổi, đúng là tôi toàn nhận những việc thật khó khăn để rồi đến khi thực hiện xong những công việc được giao, tôi mới hiểu ra rằng có bao nhiêu người đã quan sát việc làm của mình và sẽ tín nhiệm mình sau này.

Trong những người bạn trẻ của tôi, biết bao người mơ lên làm giám đốc hay những vị trí nào khác cao hơn. Con đường nhanh nhất đưa tới đích là sự chứng tỏ mình có đủ khả năng kỹ thuật và tạo lòng tin.

Năm 1998, tôi vừa vào Tập đoàn Suez nhận vị trí Tổng giám đốc phát triển thị trường châu Á. Tổng hành dinh của tôi ở Singapore. Đúng vào lúc đó thì bên Indonesia bệnh cúm gia cầm (SARS) hoành hành và đang lan rộng. Tại Jakarta có nhiều người tử vong. Công ty của tôi vội vàng ra lệnh sơ tán toàn bộ nhân viên về Singapore.

Những chuyến bay đặc nhiệm đầu tiên đã tới Singapore ngay ban đêm. Tôi đã ra đón từng nhân viên một, thậm chí chính tay tôi đã giúp nhiều gia đình chuyên chở hành lý nặng cũng như bế các cháu bé về các khác sạn ở tạm thời.

Vì tôi mới vào công ty, nên không ai biết tôi, họ đang tản cư với tâm trạng “tang tình bối rối” nên cũng chẳng ai hỏi tung tích của tôi. Cứ như thế, từng đợt máy bay ban đêm, từng đợt nhân viên với hành lý và con nhỏ và đợt nào tôi cũng có mặt. Mãi khi toàn thể nhân viên đã được vớt ra khỏi Indonesia rồi thì có bạn mới hỏi tôi là ai, vì họ vẫn đinh ninh tôi cũng chỉ là nhân viên của hãng hàng không nên mới phải đón tiếp họ vào giờ đêm. Họ ngã ngửa ra khi biết tôi là sếp cao trên cùng của họ. Họ tự ý báo cáo sự việc và ngay sau đó, Hội đồng quản trị Tập đoàn đã viết thư cảm ơn tôi.

Và chỉ vài tháng sau, họ tặng tôi luôn vị trí Chủ tịch toàn bộ các công ty con của Suez bên châu Á. Nếu bạn hỏi tôi việc khuân vác hành lý và dỗ các cháu bé đang khóc liên quan gì tới vị trí của chủ tịch tương lai thì không, chẳng có liên quan gì. Nhưng Tập đoàn đã được chứng kiến tận mắt tính nhân ái, khiêm tốn và tinh thần trách nhiệm cao của tôi, và tuy tôi mới vào công ty được vài tuần, họ đã có đủ chứng tích để tín nhiệm tôi hoàn toàn.

Thử hỏi có Tổng giám đốc nào đi xách va-li ban đêm cho nhân viên của mình không? Lúc làm việc đó, tôi chẳng nghĩ gì, tính toán gì, mình làm sếp thì có bổn phận phải ân cần với nhân viên, chỉ có thế. Tuy nhiên tôi đâu ngờ chính lúc đó tôi đã tự tạo một cơ hội để tiến thân.

Bạn nhé, không có cơ hội nào giống như ai đó mang một khay vàng khối đến tặng bạn. Cơ hội tới như một dịp để chính bạn chứng tỏ khả năng, nỗ lực và trí tuệ. Những cơ hội sau sẽ tới nhiều hơn nữa, dồn dập hơn nữa, vì bạn đã tạo ra lòng tin.”

Và rồi giáo sư Phan Văn Trường đã đúc rút:

“Rút cục, nếu phải nói ngắn gọn cơ hội là gì, nó tới với mình như thế nào, tôi chỉ có một lời đáp cùng một lời khuyên. Bạn đừng bỏ công rình mò nó làm gì, vì những cơ hội đầy rẫy khắp nẻo đường. Nhưng tất cả những cơ hội đó còn ảo, chưa có người hưởng ứng, chưa có nhà đầu tư, chưa có ai nhìn nhận giá trị tiềm tàng.

Cơ hội đi đôi với con người của bạn. Đây là một bài học mà tôi mất rất nhiều năm để thấu hiểu.

Có người than có rất ít cơ hội. Hỏi ra, bạn này không đóng góp mấy cho cộng đồng, thậm chí không nghĩ tới việc tham gia một công cuộc thực hiện nào. Nhưng cũng có người than ngược lại, có quá nhiều cơ hội, không lấy đâu cho hết. Hỏi ra bạn này tham gia nhiều việc xã hội, từ thiện, có mặt mỗi khi có sinh họa tập thể. Bạn này đóng góp vui vẻ, không kể công, lúc nào cũng tiên phong tự nguyện.

Xã hội sẽ tặng lại bạn gấp mười lần những gì bạn tặng cho xã hội. Và nếu bạn tặng cả con người liêm khiết và năng động của mình thì chẳng có gì đáng ngạc nhiên nếu xã hội luôn luôn dành ưu tiên cho bạn.

Vậy hãy cho đi bạn nhé, mỗi khi có một cơ hội để cho. Càng cho nhiều thì sự lựa chọn của bạn sẽ càng rộng rãi, dễ dàng và được ủng hộ. Thành thử cơ hội sẽ tới với bạn khi bạn tạo cơ hội cho người khác.”

Bạn đang đọc những chia sẻ đúc rút từ hàng chục năm kinh nghiệm quản trị các tập đoàn đa quốc gia của Giáo sư Phan Văn Trường, người Việt hiếm hoi từng được Tổng thống Pháp trao huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh vì những đóng góp lớn lao cho nước Pháp.

Chia sẻ của Tung Lee

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...