Mục lục
Động lực là một khái niệm cụ thể nhưng dễ dẫn đến hiểu lầm. Động lực là một cái điều gì đó thôi thúc mình làm và không vì bất cứ lý do cụ thể gì. Mỗi người có một động lực khác nhau, có người có động lực khi nhìn thấy tiền, có người động lực khi thấy mình giỏi lên, có người động lực khi thấy mình đạt được thứ gì đó… v… v… Nhưng rốt cuộc cái mà tất cả lý do đó tóm lại chỉ có 3 từ CHƯA HOÀN THIỆN
“Dù bạn là ai hoặc bạn bao nhiêu tuổi, nếu muốn thành đạt, thì động lực cho sự thành đạt đó nhất thiết phải xuất phát từ chính bên trong con người bạn. ” – Paul J. Meyer
Tại sao Max nói vậy, chúng ta thử ngẫm lại xem nhé. Nếu chúng ta đã hoàn thiện khi quá giàu thì có phải chúng ta mất động lực vì lúc này gần như tiền không còn là ý nghĩa, hoặc chúng ta giỏi skill đó rồi thì có phải ta đã không còn lý do để gắn bó với skill đó mà đi kiếm skill khác hoàn thiện hơn và tương tự như vậy khi mình thèm khát đạt được điều gì đó thì chính sự hoàn thiện sẽ là điều mà giết chết động lực của bạn.
Nhiều người, khi nghe nói từ này thường liên hệ đến những câu như “Hãy chiến đấu và chiến thắng vì màu cờ sắc áo của Gipper”, câu nói của huấn luyện viên bóng đá bầu dục huyền thoại Knute Rockne khi nói với các học trò của mình; hoặc Vince Lombardi lên tinh thần cho các cầu thủ đội Green Bay Packers rằng “Ý chí chiến thắng là trên hết”. Nhưng đó không phải là động lực; đó chỉ là sự kích thích nhất thời. Trong thể thao thường đòi hỏi sử dụng năng lượng thể chất cao độ trong một quãng thời gian ngắn, sự kích thích là cực kỳ cần thiết, nhưng trong cuộc sống hàng ngày, sự kích thích như thế sẽ không đi đến đâu. Dĩ nhiên là trừ khi luôn có ai đó bên bạn và cổ vũ: “Cố lên, cố lên! Chiến thắng! Phải chiến thắng! Chiến thắng!”.
Các nhà tâm lý vẫn chưa thống nhất về lý do tại sao một số người tìm thấy động lực trong cuộc sống trong khi một số khác thì không. Theo tôi, khi nhìn lại những gì lịch sử đã viết về những người thành đạt, họ luôn tự tạo ra động lực cho bản thân mà không cần dựa vào những yếu tố bên ngoài. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên hiểu rằng “động lực” là cái đến từ bên trong mỗi cá nhân, hơn là do tác động từ bên ngoài, thúc đẩy chúng ta hành động. Nói cách khác, mọi hành động của chúng ta đều có động cơ, có lý do. Chúng xuất phát từ những nhu cầu sâu xa bên trong. Chúng ta cần phải nghĩ về chính chúng ta. Động lực nằm trong chính những suy tư ấy. Khi là một động lực thực sự, nó có thể thúc đẩy chúng ta đi đến thành công ngoài sức tưởng tượng.
Ba yếu tố để tạo động lực
Hãy suy nghĩ về mục tiêu quan trọng mà bạn muốn đạt tới – một mục tiêu mà bạn mong muốn đạt được trong tương lai và thử trả lời 3 câu hỏi sau:
Bạn có đủ khát vọng để vươn đến đích không?
Bạn có thực sự tin là bạn có thể đạt được mục tiêu đó không?
Bạn có hình dung rõ về mục tiêu mà bạn mong muốn đạt được không?
Nếu các câu trả lời là “Có” thì đó chính là những chìa khóa giúp bạn tự tạo động cơ cho chính mình.
Vậy yếu tố nào để tạo động lực:
Khát vọng con người cần có khao khát và khát vọng, khi khát vọng cháy bỏng sẽ tạo động lực thôi thúc mạnh mẽ trong quản trị cũng vậy, nếu bạn muốn nhân sự thành công hãy truyền khát vọng cái mà bạn đau đáu và chia sẻ đồng cảm và liên kết với khát vọng của chính cá nhân của người nhân viên để tạo ra khát vọng chung thì chắc chắn nhân sự đồng lòng “đánh khủng long cũng chạy ”
Một khía cạnh quan trọng của khát vọng là sự cam kết thực hiện lời hứa với chính mình. Điều này giúp chúng ta không nản chí khi theo đuổi con đường đã chọn cho dù gặp phải những trở ngại tưởng chừng không thể vượt qua.
Niềm tin
Các bạn có tin rằng niềm tin có thể tạo ra động lực to lớn mà bạn không tưởng tượng được không?
Có đấy bạn ạ…. Niềm tin là thứ mà bạn không có sẽ không bao giờ có động lực. Nói một điều đơn giản trong khởi nghiệp có phải chúng ta có lòng tin vào partner thì mới có được partner tốt đúng không nào? Có niềm tin vào sản phẩm thì mới có thể bán được sản phẩm, và có niềm tin vào thành công thì thành công mới tìm tới bạn chứ…. Thật sự mà nói niềm tin là thứ lay động khi chúng ta vấp ngã thì hãy hỏi chính mình “lý do tại sao ta bắt đầu” và lúc đó chính niềm tin sẽ tạo động lực vô bờ bến cho chính bạn để vực bạn dậy… Không tin à, thử không tin xem bạn sẽ thấy kết quả có tốt như khi bạn có niềm tin không?
Trí tưởng tượng
Đầu những năm 1930, một kỹ sư tên Joseph Strauss thường đi công tác đến một công trường ở San Francisco, nơi ông có thể ngắm cảnh từ một phía của vịnh San Francisco hoang vu. Trong trí óc, ông luôn hình dung bức tranh về một chiếc cầu nối liền hai phía. Càng nghĩ, bức tranh về chiếc cầu càng hiện rõ trong ông. Và ông đã bắt đầu thực hiện việc xây dựng chiếc cầu trong mơ đó trong những điều kiện địa lý và thời tiết cùng biết bao khó khăn khác. Và đến năm 2005, người Mỹ kỉ niệm lần thứ 68 ngày khánh thành chiếc cầu nổi tiếng Golden Gate – niềm tự hào của người Mỹ.
Khi Bill Gates đang học tại trường Havard, chiếc máy vi tính cá nhân hãy còn ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Nhiều người xem chiếc máy vi tính như là một chiếc máy dùng để lưu trữ dữ liệu và để xử lí văn bản. Thế nhưng Gates đã nhận ra những khả năng khác nữa: Ông thường nghĩ về chúng khi ngồi nghe giảng những môn học mà ông không mấy thích thú. Ông còn hình dung ra những phần mềm mà sau này làm nên cuộc cách mạng trong cuộc sống của chúng ta. Bức tranh trong sự tưởng tượng đó được chuyển thành những bản thiết kế giấy, và ai trong chúng ta cũng đều biết rõ phần sau của câu chuyện.
Vậy Trí tưởng tượng sẽ tạo ra viễn cảnh để xây dựng động lực vô bờ bến để mọi người cùng có động lực chung nhất là trong quản trị. Việc quản trị cần có năng lực tưởng tượng và truyền cảm hứng những viễn cảnh cho nhân sự để từ đó tạo ra động lực lớn thúc đẩy nhân sự phát triển.
Với Động Lực Đến Từ Sự Chưa Hoàn Thiện Nhưng Muốn Có Động Lực Thì Cần Có Khát Vọng, Niềm Tin và Trí Tưởng Tượng nhé cả nhà.
Chúc cả nhà cuối tuần vui vẻ.
Chia sẻ của Maximillien Quân Phạm