“Nơi này thật kinh tởm” – Đó là câu nói của một bạn du học sinh Mỹ nói về nơi cách ly của bạn ấy. Mình nhắc để ý qua, đó là một chiếc giường đơn rất gọn gàng có phủ một tấm ga phẳng phiu của các anh bộ đội, phòng ốc sáng sủa, sạch sẽ, có bàn học để đồ mỹ phẩm riêng.
Chưa hết, bạn du học sinh này tiếp tục tỏ ra thượng đẳng khi nói những bạn đến từ Tây Nguyên – Buôn Mê Thuột là “Lũ nhà quê” và “Không cùng đẳng cấp”.
Đã không ít lần mình tự đặt câu hỏi thế này: Tại sao đợt 1, đón đồng bào từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản trở về, rất ít xuất hiện tình trạng “đồng bào thượng đẳng” như chê bai, đòi hỏi, hạch sách, phân biệt vùng miền. Nhưng đợt 2, đón đồng bào từ Eu, Bắc Mỹ… lại xảy ra khá nhiều tình trạng này? Thậm chí nó đã trở thành một vấn nạn rất nghiêm trọng.
Một số bạn du học sinh được đi du học ở trời Tây, nơi được coi là văn minh, khai sáng và chính vì thế, nhiều bạn lại tỏ ra mình là một “giống loài” thượng đẳng, cho mình là bề trên. Đúng cái kiểu, học những cái gì hay ho không học, đi học cái thứ bố láo đem về.
Trong gần 3 tuần qua, có hơn 81 ngàn đồng bào về nước, từng ấy số chỗ cách ly được chuẩn bị, Chính phủ phải tận dụng doanh trại quân đội, ký túc xá, khách sạn… để lo chỗ ăn ở chỗ đảm bảo cho tất cả mọi người, cơm nuôi ba bữa đầy đủ dưỡng chất. Các bạn đi về, chỉ việc ăn ở, vậy mà các bạn lại có thái độ trịch thượng như vậy.
Đặt trường hợp vào các chiến sĩ, các bạn sinh viên đọc được những dòng ấy? Chắc họ phải nuốt nước mắt vào trong quá.
“Chó không chê chủ nghèo, con không chê cha mẹ khó”.
Nhiều anh bộ đội phải ngủ trong rừng, các tình nguyện viên phải nằm “lộ thiên”, các bạn sinh viên phải “hỏa tốc” ra về ngay trong một chiều để chuẩn bị phòng ốc cho các bạn cách ly đó. Hay ăn ở bên đó sướng, được ba mẹ chu cấp, có điều kiện và nghĩ rằng cả xã hội này cũng phải cung phụng các bạn như cha mẹ các bạn?
Lúc giàu có, an nhàn thì ở trời Tây hưởng thụ, vứt về quê hương bằng ánh mắt của kẻ bề trên. Lúc hoạn nạn thì về nước, tỏ vẻ ta đây “thượng đẳng” và lũ người trong nước là rác rưởi, quen thói được hầu hạ từ tấm bé để rồi nghĩ rằng những anh bộ đội, tình nguyện viên phải phục vụ hầu hạ y như vậy.
Nhiều người bảo rằng, ở Tây, người ta học cách bày tỏ thẳng thắn cảm xúc của mình. Nhưng mà ranh giới giữa sự “thẳng thắn” và “vô học” lại gần nhau lắm. Phương Tây có giá trị của phương Tây, phương Đông có giá trị của phương Đông, mỗi một nơi đều có những điểm hay ho, cần học, đây là Việt Nam, nơi gần trăm triệu người sinh sống, nơi tuy nghèo nhưng không hèn, nơi đang giữ cho gần trăm triệu người sống yên bình trước bão tố. Và văn hóa ở nơi đâu chăng nữa, cũng chẳng bao giờ đái vào quê hương cả.
Xin đừng tỏ ra thượng đẳng trước Tổ Quốc và những đồng bào khác.
Chia sẻ của một số “đồng bào thượng đẳng” ạ!