Mục lục
Để có thể biết những nội dung nào thu hút người dùng và đạt được mục tiêu tiếp thị, doanh nghiệp cần đo lường, phân tích hiệu suất và xem xét số liệu với các chỉ số đo lường.
Vậy doanh nghiệp cần chú ý chỉ số quan trọng nào khi thuê outsource content? Đây là một số chỉ số khi Vân làm việc với khách hàng.
Tổng lưu lượng truy cập website (Overall Traffic)
Số người truy cập vào website là chỉ số đầu tiên mà doanh nghiệp cần quan tâm khi thuê outsource content. Theo dõi traffic của website sẽ giúp doanh nghiệp biết được có bao nhiêu người dùng đang truy cập trang web và những bài đăng nào của bạn đang thu hút họ.
Từ đó giúp doanh nghiệp xây dựng những nội dung phù hợp hơn để đạt được traffic tốt nhất. Nếu bạn liên tục đăng nhiều nội dung hấp dẫn, thu hút người xem thì lượng traffic sẽ tăng lên nhanh chóng.
Tuy nhiên, một điều quan trọng mà doanh nghiệp khi thuê outsource content cần lưu ý chính là phải lọc lưu lượng truy cập không trả tiền khi xem số liệu này để tránh dữ liệu sai lệch do quảng cáo trả tiền hoặc quảng cáo trên các phương tiện truyền thông.
Việc theo dõi lượng traffic sẽ giúp bạn đánh giá chính xác hơn về hiệu quả của nội dung trên trang. Đồng thời, bạn cũng sẽ biết cách để phân bổ các nội dung bổ ích trên website, loại bỏ các nội dung không được yêu thích.
Thời gian truy cập (Time On Page)
Số liệu về thời gian người dùng ở trên trang là thời gian trung bình của tất cả những người truy cập website. Dựa vào chỉ số này, doanh nghiệp biết được website có thật sự có giá trị hay không.
Để đánh giá mức độ hiệu quả của content trên trang, bạn có thể xem xét người dùng dành bao nhiêu thời gian cho website của bạn. Thời gian dành cho một trang càng lâu càng chứng tỏ sức hút của phần nội dung trên trang web đó lớn.
Doanh nghiệp cần lưu ý tập trung và cải thiện thời gian sử dụng website từ đó cải thiện chiến lược SEO, bởi time on page cũng là một yếu tố để xếp hạng website.
Tuy rằng time on page không phải là một yếu tố xếp hạng chính thức của Google nhưng nó cho thấy các tác động tích cực của thời gian truy cập trên website đối với thứ hạng tìm kiếm của web.
Tỷ lệ thoát (Bounce Rate)
Tỷ lệ thoát của trang web là tỷ lệ phần trăm người dùng thoát ra trong vài giây ngay khi truy cập vào website trên tổng lượng khách truy cập vào trang web của bạn. Chỉ số này có thể giúp doanh nghiệp xác định phần trăm người dùng tương tác với các nội dung trên website.
Một số nguyên nhân có thể khiến website có tỷ lệ thoát cao thường bao gồm: thời gian tải chậm, quảng cáo quá nhiều, nội dung không liên quan đến những gì người dùng đang mong đợi…
Lưu ý rằng nếu mọi người truy cập vào bài đăng trên blog của bạn và thoát ra trong vài giây, điều này đồng nghĩa với việc website của bạn đang gặp các vấn đề.
Tỷ lệ click của các liên kết nội bộ (Click-through Rate Of Internal Links)
Tỷ lệ click chuột thông qua các liên kết nội bộ là chỉ số quan trọng mà doanh nghiệp cần lưu ý thuê outsource content.
Nếu nội dung trên website bao gồm các liên kết để mua hàng thì điều mà doanh nghiệp cần làm chính là theo dõi tỷ lệ click vào các trang này.
Nếu bạn nhận thấy một số nội dung có tỷ lệ click cao hơn các nội dung khác, hãy phân tích nội dung đó để xem điều gì làm cho nội dung này thu hút người đọc và áp dụng những gì mình phân tích được cho các nội dung khác.
Doanh nghiệp cũng có thể tăng thêm traffic khi bổ sung các liên kết nội bộ. Ngoài ra, càng nhiều người dùng click tiếp vào những trang khác trên website của bạn, cơ hội người dùng theo dõi, chọn mua sản phẩm sẽ càng cao.
Số lượt thích và chia sẻ (Like And Share)
Đây là những chỉ số thể hiện sự tương tác và mức độ phổ biến của nội dung đối với đối tượng người dùng của bạn.
Tuy nhiên, một lượt chia sẻ nội dung sẽ có ý nghĩa hơn so với một lượt thích nội dung vì nó không chỉ cho thấy nội dung của bạn thú vị mà còn mở rộng phạm vi tiếp cận của bài viết tạo sự tương tác với mọi người.
Thông điệp của bạn đủ sức mạnh để thu hút sự chú ý người đọc và khiến họ phải ấn like sau khi kéo xuống cuối bài viết.
Các lượt chia sẻ có thể cho bạn biết rằng người đọc đủ yêu thích nội dung của bạn đến mức chia sẻ bài viết với những người khác.
Vì thế, các số liệu này có thể cung cấp cho bạn một góc nhìn cụ thể về các topic được ưa chuộng, giúp bạn tạo ra nội dung hữu ích hơn trong tương lai. Bạn có thể sử dụng các công cụ như Overarching Social Media Analytics, Facebook Insights Sociograph.io, …
Để xem số lượng khách truy cập từ phương tiện truyền thông cùng với phạm vi tiếp tự nhiên của bạn từ mọi nền tảng khác nhau.
Số lượt bình luận (Comment)
Số lượng bình luận dưới bài đăng thể hiện mức độ tương tác với nội dung thậm chí còn tốt hơn so với lượt thích và chia sẻ trên mạng xã hội. Người dùng phải mất nhiều thời gian hơn để viết bình luận có giá trị thay vì thích hoặc chia sẻ một bài đăng.
Không giống như việc chia sẻ lên mạng xã hội hay click vào các liên kết khác, để lại bình luận trên website đòi hỏi người đọc phải dừng lại, suy nghĩ, đánh máy và có trường hợp còn phải trả lời các bình luận của người khác về bình luận ban đầu của họ.
Để lại một bình luận không chỉ giúp công khai tăng thêm sức mạnh cho website mà mỗi bình luận mới còn thổi sức sống mới vào trang web của bạn. Mỗi bình luận mới là một sự phản ánh trực tiếp về mức độ hấp dẫn của bài viết.
Hiệu suất SEO (SEO Performance)
Để biết thông tin chi tiết về việc liệu trang web của bạn có hoạt động tốt trên các công cụ tìm kiếm hay không, bạn sẽ cần phải đo lường hiệu suất SEO của mình.
Trong đó, xếp hạng SERP có lẽ là thứ quan trọng nhất – đây chính là vị trí trang của bạn trong kết quả tìm kiếm cho một cụm từ khóa cụ thể.
Bạn có thể sử dụng Google Search Console để xác định xem từ khóa nào của bạn đang được xếp hạng cũng như xếp hạng từ khóa thay đổi ra sao theo thời gian.
SEO tốt hơn sẽ dẫn đến lưu lượng truy cập cao hơn, nhiều khách hàng tiềm năng hơn và cũng sẽ mang đến nhiều doanh thu hơn.
Độ tin cậy (Authority)
Chỉ số Authority không dễ đo lường như hầu hết các chỉ số khác, nhưng chỉ số này lại đóng vai trò quan trọng giúp nâng cao toàn bộ hiệu quả chiến lược content marketing trong dài hạn.
Authority cao không chỉ giúp cải thiện SEO mà còn giúp bạn xây dựng thương hiệu, tăng độ tin cậy và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi của bạn.
Moz có các chỉ số để tham khảo xem Google đang đánh giá trang của bạn uy tín đến đâu. Điểm DA (Domain authority) và PA (Page authority) được chấm điểm từ 1-100, với điểm số càng cao thì mức độ tin cậy của trang càng cao.
Không có câu trả lời chắc chắn DA và PA đạt bao nhiêu điểm là “tốt” – về cơ bản bạn chỉ cần có điểm số cao hơn đối thủ cạnh tranh của mình là đã được xem như thành công.
Tỷ lệ chuyển đổi (Conversions)
Là tỷ lệ khi khách thực hiện một hành động (nhấp, đăng ký, tải xuống,…) sau khi tương tác với nội dung của bạn.
Tỷ lệ chuyển đổi được tính đơn giản bằng cách lấy số lượt chuyển đổi chia cho tổng số lần tương tác với quảng cáo có thể theo dõi được cho một lượt chuyển đổi trong cùng khoảng thời gian.
Bạn có thể đo lường việc chuyển đổi từ các chia sẻ trên mạng xã hội, các lượt tương tác hoặc bất kỳ điều gì mà chuyển từ xem xét sang mua hàng.
Đây cũng là số liệu chính được sử dụng để đánh giá hiệu suất của các ý tưởng content marketing bạn thực hiện. Nó giúp trả bạn lời câu hỏi liệu rằng chiến dịch marketing của bạn có hiệu quả hay không? Rất nhiều chiến lược đặt nặng tầm quan trọng của impressions, lượt click, views… Nhưng nếu những điều đó không được tạo ra bởi những khách hàng tiềm năng thì mọi thứ đều trở nên vô nghĩa.
Tỷ lệ duy trì khách hàng (Customer Retention)
Có rất ít những người làm marketing chọn cách tạo ra nội dung với mục đích educate khách hàng tiềm năng của mình. Lượng khách truy cập quan trọng nhưng khách hàng quay trở lại với doanh nghiệp của bạn ở những lần sau cũng quan trọng không kém.
Để thấy số liệu về tỷ lệ duy trì khách hàng của bạn tăng lên từng ngày, hãy luôn gắn bó với khách hàng.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn nên trả lời các bình luận, tham khảo ý tưởng làm blog trong tương lai từ chính khách hàng của mình và chấp nhận đóng góp của khách.
Trong khi lượng khách hàng bạn đang giữ phụ thuộc vào nội dung của bạn và cách bạn mở rộng nội dung blog thì tỷ lệ duy trì khách hàng tăng lên là một dấu hiệu tốt để bạn biết được rằng bạn đang đi đúng hướng.
Việc chú ý đến các chỉ số khi thuê outsource content nhằm mục đích giúp doanh nghiệp biết được điểm mạnh điểm yếu từ đó có thể thay đổi để cải thiện chất lượng chiến dịch của mình. Bạn đã theo dõi các chỉ số này chưa?
Cùng áp dụng để xem mình đã thuê được và có content chất lượng không nhé!
Chia sẻ của Lê Đức Hoàng Vân