Mục lục
Có lẽ không cần nói vì chân dung lãnh đạo giỏi nhan nhãn trên phim ảnh. Chúng ta không còn lạ gì 1 mô típ có 1 lớp học siêu quậy, học sinh trong lớp không đoàn kết, chơi xấu lẫn nhau, phá phách thầy cô. Cho đến 1 ngày, có 1 vị thầy đặc biệt đặt chân đến đó giảng dạy và cuộc sống lớp học đó trở nên hoàn toàn khác.
Vậy bạn mường tượng sơ là nếu bạn là 1 lạnh đạo.
- Như 1 người thầy dẫn dắt 1 lớp học.
- Như 1 người cha trong gia đình.
- Như 1 chủ nhiệm của 1 Câu Lạc Bộ.
- Như 1 ông sếp trong 1 công ty.
- Như 1 vị nguyên thủ quốc gia ở 1 đất nước.
Vậy họ làm gì
- Họ gieo niềm tin.
- Họ dẫn dắt đám đông bằng cách truyền cảm hứng và khích lệ.
- Họ thực thi điều họ nói bằng chính sách + làm gương điều đó.
Người thầy dạy sử khi xưa của mình từng nói, nếu bạn nào để cho người bên cạnh chép bài, tôi chẳng những cho người copy đó 0 điểm, tôi trừng trị cả người cho bạn chép bài. Vì 1 lớp hư là do những người bạn dễ dãi hại bạn mình, cho bạn mình chép bài nên họ ỷ lại. Nếu 1 lớp mà ai cũng biết rằng, khi hỏi bài thì không ai giúp thì tự khắc cả lớp sẽ siêng học.
Thưở đó, lớp đó đâu có tin. Và dĩ nhiên đứa bạn ngồi gần tôi vẫn lười học. Hôm đó, tới giờ kiểm tra, tôi cho nó chép bài 1 tý, thầy phát hiện và cho 0 điểm cả 2 đứa. Dù tôi đã chạy theo khi tan trường năn nỉ hết lời, thầy nhất quyết không khoan dung, vì đó là quy định thầy đặt ra. Thầy nói, sau này ra đời, con không chỉ bị 0 điểm, còn còn trả giá bằng nhiều thứ khác nếu dung túng tội ác.
Từ đó, lớp tôi ngoan vô cùng trong các tiết kiểm tra môn sử.
Không ai dám hó hé chỉ bài, và ai cũng tự giác học bài.
Sự tự giác, tôi không ngờ lại đến từ nỗI sợ.
Nỗi sợ đến từ kỷ luật thép nơi thầy tôi.
Trong khi ở tiết học các giáo viên khác, lũ bạn toi quay cóp đủ kiểu, cô giáo nói gì cũng thua, thậm chí canh bắt quay cóp thì bắt đứa này thì đứa khác thoát, không sợ rồi quay tiếp lần sau. Nhưng thầy sử tôi, tại sao thầy làm lớp tôi ngoan đến như vậy!! Thầy đâu có đánh đòn ai đâu.
Sau này ra đời làm ăn, đi làm thuê, tôi thấy rất rõ, người sếp nào nghiêm túc, xây dựng công ty có tôn ti trật tự, mọi mong muốn vì lợi ích tập thể được ông xây dựng qua các chính sách rõ ràng và ông làm gương – xử lý đến nơi đến chốn, thì tập thể ngon lành. Nhưng thỉnh thoảng, tôi có luân chuyển qua vài công ty khác, nơi người sếp thiếu những chính sách cụ thể, làm việc qua loa, cái gì cũng đại khái, y như rằng những công ty đó luôn có đủ chuyện trên trời dưới đất.
Đi làm thuê, bạn sẽ học được những bài học quý giá như thế đấy, đó là cách dẫn dắt tập thể từ những sai lầm và mất tiền của ông sếp bạn. Chẳng qua, nhiều bạn đi làm thuê chỉ lo quan tâm tiền nên không học tập được gì cả.
Xưa, có lần đi làm ở 1 công ty quái đản, cứ Thứ 2 đầu tuần, là ổng lại giảng 1 bài về sự tăng trưởng, nào là năm 1, công ty tăng từ 1 tỷ lên 2 tỷ, rồi năm 2 công ty đã lên 5 tỷ, vậy có lý gì ta lại không tin năm 3 ta sẽ tăng gấp đôi. Ban đầu thì ai cũng cho chém gió, nhưng bạn biết rồi đấy, 1 thứ cứ nói tới nói lui riết tự nhiên thấm, rồi nhiều đứa trong ekip cũng bắt đầu tin, rồi hỳ hục cày cùng mục tiêu đó. Ngộ thiệt ghê ha!!
Vì rõ ràng, 1 thủ lĩnh, dù là vị trí gì trong xã hội thì bản chất là thuyết phục tập thể, mà ở đây là tầm nhìn, sứ mệnh và những mục tiêu chung để cùng đi mà. Rổi xây dựng các hoạt động khích lệ, động viên anh em trên con đường chinh phục nó, thực thi theo những chính sách bạn vạch ra. Thế thôi!!
Nhờ đọc nhiều sách hồi ký doanh nhân.
Nhìn lại đất nước Việt Nam nhỏ bé mình, nhưng tài nguyên trù phú, nhân lực giá rẻ, nhiều cơ hội, nhưng tại sao nước mình còn nghèo, vì hầu hết người Việt Nam mình sống thiếu khát vọng, khát vọng thực sự vươn lên đổi đời trong cuộc sống, nghị lực.
Thế nên, lãnh đạo, không chỉ là lãnh đạo tập thể.
Mà ngay từ đầu, bản thân mỗi người đã phải tự lãnh đạo chính mình, vượt trên những tư duy cũ, những tư tưởng nhỏ, để phấn đấu làm chủ chính cuộc đời mình.
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người đã cho rằng, 1 tổ chức mà có tập thể biết tự giác cao, biết chủ động học tập thì sẽ phát triển lớn mạnh. Vậy đích đến lãnh đạo chính là dẫn dắt mỗi cá nhân biết tự làm chủ chính mình, làm chủ công việc của mình trong tập thể, hướng lợi ích chung và sự nghiệp riêng mỗi cá nhân, thay vì sống chết mặc bây.
Và xa hơn, 1 quốc gia sẽ trở nên thịnh vượng, nếu mỗi cá nhân biết tự chủ cuộc sống của mình dù hoàn cảnh mình ra sao đi nữa, không trông chờ người khác bố thí, không trông chờ trợ cấp, nỗ lực vươn lên, siêng học, siêng làm.
Hùng quan sát và thấy.
Những bạn trẻ từ nhỏ, đã lăn lộn xông pha, siêng đi công tác xã hội, đảm đương các chức vụ dù không hề có bất kỳ thù lao, thời đi học làm lớp phó – lợp trưởng, ra xã hội thì sãn sàng làm các công việc cộng đồng, hỗ trợ CLB,… thì là con đường rèn luyện năng lực lãnh đạo nhanh nhất.
Và có người từng hỏi Hùng, vậy đích đến của lãnh đạo là gì.
Đó là tạo ra sự công bằng của 1 tập thể.
- Có làm thì có ăn.
- Không làm thì nhịn đói.
Một tập thể biết cố gắng, biết học tập, biết tin chính mình.
Tin vào tương lai của tập thể mà mình đang trong đó.
Dù là 1 gia đình nhỏ, 1 công ty, 1 quốc gia hay là 1 dân tộc.
Thì khi đó bạn đã lãnh đạo thành công tập thể.
Dĩ nhiên, viễn cảnh đó không phải ai cũng làm được.
Nhưng biết, để cố gắng làm tốt hơn từng ngày, vẫn còn hơn không biết gì, và Hùng tin mỗi năm, có hàng chục nghìn CEO ra đời ở sở kế hoạch đầu tư, nhưng năng lực lãnh đạo thì không phải ai cũng có, nhiều khi chỉ là con số 0. Vì mình cũng từng vậy, chỉ có mỗi chuyên môn, thiếu đủ thứ.
Và dĩ nhiên, lãnh đạo khác quản lý. Vai trò, nhiệm vụ, công việc cũng hoàn toàn khác nhau. Bản thân mình trải qua nhiều thăng trầm trong 5 năm qua từ chuyện lãnh đạo, dùng người, giữ người gây niềm tin,… nhưng điều Hùng thấy, trước mắt lãnh đạo phải làm đúng vai trò công việc của mình cái đã.
Chia sẻ của Nguyễn Tuấn Hùng