Mục lục
Đây là một số bài học mình rút ra từ chính bản thân mình
Mình sẽ không nợ nếu bản thân chưa có đủ kỹ năng và năng lực để kiếm ra số tiền nợ đó trong một thời gian ngắn. Ví dụ vay 100tr, mà một tháng mình chỉ BIẾT CÁCH kiếm ra 5tr-10tr là HẾT CỠ thì mình sẽ không nợ.
Bởi vì khi chúng ta có đủ kỹ năng kiếm ra số tiền nợ đó thì có bị vỡ nợ đi nữa, chúng ta sẽ kiếm lại rất nhanh và thoát nợ nhanh, không bị ảnh hưởng đến cuộc sống nhiều.
Nợ có thể là động lực nhưng phần lớn là áp lực . Nếu nợ gia đình, bạn bè thì nó có thể là động lực, vì những người đó họ có thể thông cảm, dời hạn cho mình đỡ áp lực và có thời gian tập trung làm để trả nợ. Nhưng nếu nợ những tổ chức bên ngoài, không quen biết, nợ xã hội đen gì gì đó, ngày nào nó cũng gọi điện tra tấn, hù dọa, ảnh hưởng đến cả gia đình là thực sự rất căng.
Vì chúng ta chỉ kiếm được tiền khi chúng ta đủ tỉnh táo và bình an, còn đầu luôn xào xáo, lo sợ thì phần lớn là sẽ dẫn đến bế tắc, thất bại, thậm chí nhảy cầu là chuyện bình thường, mà đôi khi trớ trêu là chết cũng không xong, vì nếu chết thì gánh nặng lại đè xuống gia đình ….
Bởi vậy, tóm lại khi không đủ bản lĩnh để lường trước và ứng phó với hậu quả thì không nên nợ, mà có nợ thì cũng chỉ nợ người quen số tiền nhỏ nhỏ thôi.
Mình sẽ không nợ khi dự án mình làm, mình không trực tiếp kiểm soát nó, và không nắm chắc từ 70 % thắng trở lên.
Nếu trong tay mình không có gì, mình sẽ không nợ, không mạo hiểm, không tham nữa, cũng mục tiêu kiếm từng đó tiền, mình sẽ chọn những công việc tối ưu lợi thế và hạn chế rủi ro nhất có thể. Sau khi vỡ nợ, mình mới nghiêm túc tìm hiểu thì thấy quá trời công việc có khả năng kiếm ra nhiều gấp chục lần và tối ưu rất nhiều cái hơn nữa, chúng ta có thể bắt đầu với số vốn 0 đồng luôn và nó có thể đi dài lâu nữa.
Nhưng do trước đó, không nợ nên không áp lực, suy ra mình lười nên không chịu tìm hiểu nghiêm túc, cứ muốn ăn xổi. Kết cục: chẳng còn cái gì
Chung quy lại, nói qua cũng phải nói lại, nợ có mặt tiêu cực thì cũng có mặt tích cực, nếu chúng ta biết chấp nhận và tìm cách giải quyết thì nó là một bệ phóng giúp chúng ta mở ra nhiều cơ hội bức phá hơn. Cũng nhờ nợ mà mình học được nhiều thứ và tìm ra nhiều cái mới mẻ hơn đấy chứ.
Học được cách quản trị rủi ro, học được cách giải quyết vấn đề, học được cách đàm phán, cách quản trị cảm xúc để không bị quá áp lực, học được cách bình tĩnh để bản thân lấy lại tỉnh táo mà không bị sa vào các cám dỗ nguy hiểm ngoài kia. Mà thật ra, mình nghĩ bản thân mình nếu không mất tiền trước thì cũng sau thôi, bởi chỉ khi trải qua nó, thì chúng ta mới BIẾT ĐAU và thực sự để tâm hơn.
Nói chung, đến bây giờ, mình biết ơn tất cả những thất bại đó. Vì có nó, mình mới lớn lên được…
Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết này, bài viết chỉ viết trên quan điểm và trải nghiệm cá nhân, có thể phù hợp hoặc không với tất cả, nên bạn đọc chỉ tham khảo thôi nhé
Chia sẻ của Ngô Thanh Trà