Các bạn đã bao giờ trải qua giai đoạn “Các bạn đã bao giờ trải qua giai đoạn “Có lời mà không có tiền” chưa ạ?
Báo cáo doanh số cuối tháng lúc nào cũng thấy lợi nhuận, nhưng không thấy tiền đâu?
Đó là bước khó khăn đầu tiên khi 1 người không rành tí gì về kinh tế như mình vừa bước vào kinh doanh. Điều này xảy ra có rất nhiều nguyên nhân, tuy nhiên, mình nói về vấn đề mình đã từng gặp, mình không kiểm soát tốt dòng tiền, khiến hàng tồn kho tăng đột biến nhưng lợi nhuận không tăng lên.
Nghe có vẻ vô lý nhưng rất có lý các bạn ạ
Vì sao mình khiến lượng tồn kho tăng cao như vậy?
Mình nhập số lượng lớn nhằm giảm giá thành sản phẩm, tiết kiệm chi phí vận chuyển. Nhưng quên tính đi chi phí tồn kho và chôn vốn nếu sản phẩm không thuộc top bán chạy của shop.
Mình nhập số lượng nhiều các mặt hàng mình nghĩ là tiềm năng nhưng thị trường không đồng tình với giác quan thứ 6 này của mình. Thế là mình phải giữ lại bán từ từ từ từ từ từ, thậm chí là sale cho hết lẹ lẹ. Tiếp tục là 1 sự chôn vốn không hề nhẹ.
Tính chất ngành hàng, nếu lô hàng này về mà mình chỉ nhập số lượng nhỏ, thì khi bán hết sẽ không còn nguồn hàng để nhập nữa, mình tiếc rẻ khi khách hỏi mua mà mình không có để bán. thế là mình trữ hàng số lượng lớn nhằm duy trì được tới lô hàng tiếp theo cho mã này. (bất chấp sản phẩm này có thuộc sản phẩm bán chạy hay không).
Còn lý do nữa là trữ để chạy sale, chạy sale nhe ace, ai đã chạy sale sẽ hiểu được điều này, để lên fs, mình cần trữ từ 50-100 sản phẩm, nếu những ngày siêu sale có thể lên đến 1k, 2k sản phẩm. Tuy nhiên, chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn nghĩ hàng này tiềm năng nhưng Shopee supporter không nghĩ như vậy hoặc cả bạn và Shopee supporter đều nghĩ tiềm năng nhưng khách hàng không nghĩ như vậy.
Ca này rủi ro đáng nhận. mình chưa khắc phục được, chỉ cố gắng cải tiến giác quan thứ 6 lên thôi. (Đùa chứ case này, mình nhập ít về thử thị trường trước rồi mới đăng ký sale, giải pháp an toàn nhất ấy).
Với tất cả tư duy phía trên, mình đã khiến kho hàng phình lên gấp 5 lần tuy nhiên lợi nhuận không tăng. Ok, I’m fine, mình vẫn ổn, dù sao hàng trong kho vẫn là tiền của mình mà Đùa chứ không ổn tý nào, vì mình cảm giác không sử dụng tiền hiệu quả nữa, vì lợi nhuận không tăng, và mình không sẵn sàng cho 1 phi vụ đầu tư khủng cho việc xây dựng kho sỉ.
Sau đó mình đã mất rất nhiều thời gian để suy nghĩ tìm hiểu lý do, cuối cùng mình phát hiện ra 1 số điều ảnh hưởng tới tiêu chí nhập hàng mà mình không biết trước đó, trong đó có thứ gọi là là ngày dự đoán hết hàng, con số này nói nôm na là với tỷ lệ bán hàng như vậy, thì số hàng này bạn sẽ phải bán 2 tháng nữa mới hết, nhờ đó, mình tiết chế lại được sự đam mê nhập hàng của mình.
Nói tóm lại, nếu ai đó gặp vấn đề như mình, thì hãy nhìn lại kho hàng, kiểm kê xem hàng nào bán chạy, hàng nào tồn lâu, và nên xử lý hết các mặt hàng rơi vãi hoặc nằm 1 góc xó lâu ngày để biến thành tiền và chuyển đổi thành mặt hàng khác hiệu quả hơn nhé.
Thời gian đó, giải pháp của mình là:
- Sale deal sốc với tất cả các sản phẩm tồn lâu nhưng bán chậm. (Lời ít nhưng vẫn lời).
- Đăng thanh lý tất cả các sản phẩm rách, móp hộp, bị lỗi từ nặng tới nhẹ.
- Liên tục kiểm tra kho hàng để không khiến sản phẩm nào tồn tại vô ích trong kho nhé
- Kiểm soát nhập hàng cho lần nhập tiếp theo.
Mình mất tầm 2 tháng để thanh lý và phục hồi, thu hồi vốn và hoạt động ổn định trở lại.
À, nói trước với các anh chị em sale phần mềm quản lý bán hàng, thời điểm khủng hoảng đó, mình đã có xài phần mềm quản lý bán hàng rồi nha. (sợ các anh chị vô comment giới thiệu). Nhưng thật sự lúc đó, không hiểu con số “Dự đoán hết hàng” của phần mềm đó thôi ạ. Còn về việc dùng phần mềm quản lý bán hàng có cần thiết không, lần tới mình viết nhé ạ.
Chia sẻ của Jenny Trần