Chuyện Những Chủ Nhà Bị Đóng Vai Ác

Bạn tôi cũng đang đầu tư và đang làm chủ hệ thống hai nhà trọ. Tiền mua đất, xây nhà, đăng ký giấy phép cũng đã tốn hơn chục tỷ đồng. Đó là tiền vay ngân hàng. Nhắn tin hỏi thăm thì bạn cũng than thở dòng tiền đang có dấu hiệu nghẽn lại.

Sinh viên về quê không ở phòng nên chỉ thu nửa tiền, trong khi nếu làm đúng hợp đồng phải thu đủ. Vậy mà vẫn còn phòng trống, toà nhà chưa hoạt động hết công suất. Tuy nhiên, tiền lãi, tiền gốc cho ngân hàng thì vẫn phải trả đều đặn. Vậy mà ai cũng nghĩ làm chủ nhà trọ thì sướng lắm.

Mùa dịch, tôi bắt gặp nhiều câu chuyện nói về những người là chủ nhà trọ, chủ mặt bằng. Một số chủ nhà trọ giảm tiền thuê vài trăm nghìn hoặc cho khất thời gian trả, rất đáng quý. Đây chính là tinh thần chia sẻ cao đẹp.

Tuy nhiên, nếu có những chủ nhà trọ và chủ mặt bằng không giảm tiền thì chúng ta cũng phải chấp nhận. Đừng ca thán rồi vội vàng ném cho họ những tính từ bêu xấu như: ky bo, vô tâm, nhẫn tâm… Đừng trao cho họ vai ác giữa mùa dịch bởi gian đoạn này ai cũng khổ như ai. Mỗi người đều có vấn đề riêng cần giải quyết. Thuyền nhỏ thì sóng nhỏ, thuyền to thì sóng cả.

Người thuê có nỗi lo tiền bạc thì chủ nhà cũng vậy. Người cho thuê nhà cũng chưa chắc đã sung sướng gì hơn người đi thuê nhà, ở thời điểm này.

Tôi thấy ở Sài Gòn, trừ những phòng trọ chung nhà với chủ, tức là họ thấy căn nhà đang ở dư phòng nên cho thuê, vừa có người ở, vừa có thêm ít tiền mỗi tháng. Tức là nguồn thu nhập chính của họ không đến từ việc cho thuê phòng trọ. Nên có thể đặt vấn đề giảm tiền và tuỳ tâm họ.

Những trường hợp còn lại, đa số đều là kinh doanh nhà trọ và cho thuê mặt bằng. Mà nói đến kinh doanh là phải có doanh thu và lợi nhuận để chi trả tiền vay ngân hàng, tiền bảo dưỡng cơ sở vật chất, tiền quản lý hệ thống nhà trọ…, có rất nhiều chi phí khác đè lên vai chủ nhà.

Còn đối với người thuê mặt bằng kinh doanh, tôi nghĩ một khi kinh doanh thì phải có rủi ro. Được ăn lỗ chịu. Trong thời điểm này chủ mặt bằng không giảm tiền thì cũng phải chịu thôi chứ đừng oán trách họ. Chẳng ai muốn bắt chẹt khách hàng của mình đâu. Nếu không trụ nổi thì thanh lý hợp đồng, trả mặt bằng sớm cho đỡ nhức đầu.

Chúng ta hay nói về cái tình nhưng chỉ nghiêng về phía mình chứ hầu như ít nghĩ cho người khác. Thay vì kêu gọi chủ nhà giảm tiền thì có thể thương lượng họ cho giãn thời gian thanh toán hoặc cho trả góp. Nếu họ không đồng ý thì thương lượng bất thành và tìm một chỗ khác giá cả hợp lý hơn. Đừng đẩy vai ác cho những chủ nhà trọ và chủ mặt bằng nữa.

Chia sẻ của Thành Long

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...