Mục lục
Làm content là một nghệ thuật – nghệ thuật sáng tạo nội dung, xử lý ngôn từ, hình ảnh, chuyển động để truyền tải các giá trị thông điệp của sản phẩm, của cá nhân hoặc doanh nghiệp.
Tuy nhiên việc sáng tạo một nội dung đơn lẻ là nhiệm vụ đơn giản, điều khó hơn là chuyên nghiệp hóa các nội dung đơn lẻ tạo nên một hệ thống nội dung hoàn chỉnh cho kênh, tối ưu hóa hoạt động marketing.
Trong bài viết này, mình không hướng dẫn viết từng nội dung content như thế nào, mình chia sẻ cho các bạn cách tư duy làm content marketing chuyên nghiệp và có hệ thống.
Phần 1: Viết content chuyên nghiệp
“Viết cái gì bây giờ?”
Hãy đi cùng nhau lần lượt những câu hỏi dưới đây. Sau đó bạn sẽ trả lời được câu hỏi “Viết cái gì bây giờ?”
Ai sẽ đọc bài viết này?
Tức là nhóm đối tượng độc giả/khách hàng mà kênh của bạn, sản phẩm và doanh nghiệp của bạn đang hướng tới là đối tượng nào.
Ví dụ: Đối tượng là nam hay nữ, độ tuổi nào, ngành nghề nào tâm lý phổ biến của họ là gì? Và điều quan trọng: Họ có hứng thú với những gì chúng ta chuẩn bị thể hiện không?
Ví dụ: Viết cho đàn ông nên đơn giản, dễ hiểu, nói thẳng vấn đề – viết cho phụ nữ phải loanh quanh “nịnh nọt” gây hứng thú đã rồi mới đi vào vấn đề.
Viết cho người trẻ, non kinh nghiệm có thể giật tit, gây sốc gây chú ý, viết cho đối tượng trung tuổi hay doanh nhân dày dặn kinh nghiệm phải thể hiện được chiều sâu mới dẫn dắt được họ.
Viết ra để làm gì?
Sau khi hiểu khách hàng của bạn rồi, hãy quay lại mục đích của chính bạn. Bạn viết ra những điều này để làm gì?
- Có 3 mục đích phổ biến khi làm nội dung:
- 1 là để ra đơn hàng
- 2 là tăng tương tác
- 3 là xây dựng thương hiệu.
Tất nhiên 3 mục đích này có thể nằm chung 1 bài viết nhưng luôn luôn có 1 mục đích chính của nó.
Với mỗi mục đích mình sẽ định hướng viết như thế nào?
• Bài viết để ra đơn hàng
Giải quyết: Bài viết phải giải quyết được khó khăn của khách hàng – Nghĩa là thay vì nghĩ ra viết hay ho thế nào, hãy học cách tư duy đặt vấn đề & giải quyết vấn đề!
Và vấn đề của khách hàng là gì, chúng ta giúp họ giải quyết nó như thế nào là cách đơn giản nhất để ra đơn hàng!
• Bài viết tăng tương tác
Giải quyết: Bắt bắt đúng sở thích và hành vi của tập đối tượng, sau đó dùng một số chiến thuật tâm lý như TẶNG QUÀ (minigame, giftaway, share tài liệu), TRENDS (viết về một trào lưu/nhân vật/sự kiện đang HOT)
Nội dung KÍCH THÍCH CẢM XÚC: phẫn nộ, vui vẻ, cảm động, đáng yêu… Luôn luôn đặt Call To Action hướng đến 1 hành động tương tác: like, share, cmt, inbox…
• Bài viết xây dựng thương hiệu
Giải quyết: Hãy biến thương hiệu của bạn trở thành một NHÂN VẬT có sức ảnh hưởng!
Nghĩa là bạn phải đưa ra được đặc điểm, tính chất của “nhân vật thương hiệu” đấy và tạo ra sự liên kết giữa “nhân vật thương hiệu” – “cảm xúc của khách hàng” – và “giá trị cho cộng đồng”.
Ở một bài viết xây dựng thương hiệu, đừng bao giờ đề cập nhiều về đặc điểm lý tính của sản phẩm!
Ví dụ: thương hiệu của bạn là bình dân hay sang trọng, nó gợi nên sự thân thiện hay tự hào, đẳng cấp cho khách hàng, nó tác động tới ngành nghề của nó và xã hội như thế nào?
Xây dựng outline
Với những người viết chuyên nghiệp, outline thường được xây dựng ngay trong đầu người viết như một phản xạ. Nhưng nếu chưa đủ chuyên nghiệp, hãy thử vạch ý ra bố cục cho bài viết của bạn.
Thông thường sẽ không có outline chính xác, chỉ có sự điều chỉnh phù hợp để đạt được hiệu quả. Tuy nhiên sẽ không thiếu được những phần phổ biến trong outline cơ bản của một bài viết:
- Tiêu đề (title) Thu hút khách hàng đọc tiếp bài viết.
- Dẫn (sapo) Gợi mở, liên kết giữa title và nội dung trong bài.
- Thông tin (information) Nội dung chính sẽ muốn quảng bá về sản phẩm, thương hiệu, các chương trình triển khai.
- Lời kêu gọi hành động (call to action) Hướng khách hàng tới một hành động tương tác mà chúng ta mong muốn.
- Thông tin liên hệ (contact) Để khách hàng dễ dàng kết nối.
TẠM KẾT: Như vậy, để có một kênh chuyên nghiệp thì buộc content phải thống nhất được đối tượng, mục tiêu, form viết rõ ràng, nhiều content hay, thống nhất sẽ tạo ra MÀU SẮC riêng cho kênh.
Đặc biệt hãy thể hiện mình là người viết lách chuyên nghiệp bằng việc kiểm tra lại kỹ lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp, lỗi câu, văn phong, vv… trước khi public bài viết.
Chia sẻ của Bùi Lê Mỹ Dung
Đọc thêm các bài khác trong Series bài viết “22 Bí Mật Về Content Marketing Mà Bạn Nên Biết Năm 2020”
- Bài 1: Content Marketing Là Gì? Cách Viết Content Marketing Chất
- Bài 2: Hiểu rõ về Content Marketing
- Bài 3: Cách Học Content Marketing Đúng Đắn Cho Người Mới Bắt Đầu
- Bài 4: Content Marketing Hay Content Branding?
- Bài 5: Content For Personal Branding
- Bài 6: Content Marketing – Chân Dung Và Hành Trình Khách Hàng
- Bài 7: Tư Duy Trước Content
- Bài 8: Tư Duy Sau Content
- Bài 9: Về Thực Trạng Content Marketing Hiện Nay
- Bài 10: 5 Điều Có Thể Bạn Chưa Biết Về Content Marketing!
- Bài 11: 9 Ý Tưởng Content Marketing
- Bài 12: 6 Cách Viết Content Story-Telling Thu Hút
- Bài 13: Content Cho Người Giàu – Content Cho Người Nghèo
- Bài 15: Content Đắt, Có Cần Bắt Trend?
- Bài 16: Hướng Dẫn Cách Tự Viết Content Marketing Bá Đạo Trên Từng Hạt Gạo
- Bài 17: Muốn Viết Content Chất Lượng: Đừng Ngồi Bàn Giấy Hoài, Cứ Xách Balo Mà Đi Đi!
- Bài 18: Làm Content Marketing Theo Cách 1 Cuộc Chiến
- Bài 19: Durex Đú Trend Tốt Hay Content Marketing Tốt
- Bài 20: Cách Làm Content Cho Ngành Mỹ Phẩm
- Bài 21: Content Insight 03 – Tìm Insight Cho Sản Phẩm “Nội Y Cao Cấp”
- Bài 22: Hợp Tác Với Content Agency – Nên Hay Không?