Bạn Đã Biết Một Số Hiện Tượng Tâm Lí Học Được Sử Dụng Để Thuyết Phục Trong Quảng Cáo Này Chưa?

Bạn hoặc người thân xung quanh đã từng trải qua chuyện nào sau đây chưa:

Bị người khác thuyết phục mua món đồ nào đó, sau này mới nhận ra những thứ này không thực sự cần thiết với mình. Thấy người nổi tiếng mình kính nể nhắc đến quyển sách nào đó là sẽ đi mua ngay lập tức. Đọc được một bài giới thiệu thuốc hoặc thực phẩm chống lão hóa là mua về dùng.

Bị giao nhiều việc hơn các đồng nghiệp khác cùng phòng ban, mức lương lại giống nhau, nhưng vì cấp trên nói rằng đây là lúc “rèn luyện năng lực của bản thân” liền vui vẻ nghe theo, cảm thấy được xem trọng.

Theo giáo sư Richard Perloff, “thuyết phục” có thể được định nghĩa là “.. một quá trình mang tính biểu tượng, trong đó người nói cố gắng thuyết phục người khác thay đổi thái độ hoặc hành vi của họ về một vấn đề thông qua việc truyền tải thông điệp và người được thuyết phục có thể tự do lựa chọn. “

Nếu ta được hỏi rằng “Tháp Eiffel là một tòa tháp ở Pháp” thì chúng ta sẽ ngay lập tức đồng ý, nhưng nếu câu hỏi tiếp theo là: “Liệu tổ ong có phải một tòa nhà ở New Zealand không?” thì trừ khi bạn đã từng tới New Zealand hoặc đọc tài liệu về đất nước này, khả năng cao bạn sẽ khá phân vân khi trả lời câu hỏi này.

Theo một nghiên cứu của Norbert Schwarz và Rolf Reber tại Đại học Michigan, chúng ta có xu hướng cho rằng một quan điểm là đúng khi nó được viết trong điều kiện độ tương phản màu cao (màu xanh lam trên nền trắng) thay vì độ tương phản thấp (màu vàng trên nền trắng).

Tất nhiên, độ tương phản màu sắc không liên quan đến việc một tuyên bố nào đó có đúng hay không, nhưng nó vẫn sẽ ảnh hưởng phần nào đó tới phán đoán của chúng ta.

Độ tương phản màu cao dễ thuyết phục người đọc hơn một phần vì nó giúp chúng ta dễ đọc nội dung hơn.

Hiện tượng này chỉ ra rằng chúng ta có cảm giác quen thuộc với các nội dung mà não dễ dàng xử lí (hoặc chúng ta chỉ cần nỗ lực rất ít để hiểu chúng). Chúng ta có xu hướng coi những thứ dễ hiểu dễ xử lí là sự thật.

Ngoài ra hình ảnh minh họa (dù đôi khi không cần quá liên quan tới nội dung quảng cáo) cùng với những từ ngữ có liên hệ với những gì chúng ta biết cũng giúp chúng ta dễ dàng tin tưởng vào quảng cáo đó hơn.

Con người không dễ dao động vì lập luận chặt chẽ và thông thái, nhưng dễ lay động bởi những lời dạt dào. “Chicken for the soul” là ví dụ cho sự tài tình của việc kể chuyện và sử dụng cảm xúc để thuyết phục người nghe. Các nhà lãnh đạo rất giỏi trong việc vẽ cho chúng ta thấy một viễn cảnh tuyệt đẹp để ta tạm thời quên đi hiện thực và cố gắng phấn đấu cho công ty.

Thế nhưng, đôi khi họ lại chẳng đưa ra nổi phương pháp để hiện thực hóa lời họ nói. Nói cách khác, tương lai của doanh nghiệp rất khó dự đoán nhưng không ảnh hưởng gì đến tinh thần của nhân viên.

Trong cuộc sống thực, con người thích và hưởng thụ việc “được cảm động”.

Trong nhiều cuộc thi hùng biện, những thí sinh lí trí khó có thể đi đến vòng cuối cùng, nhưng những thí sinh giỏi kể chuyện lại có thể kiên trì đi đến chung kết. Khi đọc những cuốn sách truyền cảm hứng, ta thường dùng nhiều cảm xúc khi đọc, đó là lí do khiến ta dễ dàng bị mất khả năng phán đoán và tiêu chuẩn phán đoán của đối phương nghiễm nhiên xông vào.

Cách giúp chúng ta thoát khỏi những chiếc bẫy trong quảng cáo là hình thành cho mình thói quen tư duy độc lập và tự chủ phán đoán. Chúng ta cần xây dựng những tiêu chuẩn phán đoán cho riêng mình.

Thật ra việc bị thuyết phục cũng chẳng có gì là sai, chúng ta luôn có quyền thay đổi suy nghĩ của mình. Chẳng hạn ta vẫn luôn thỉnh thoảng nhìn lại quá khứ của bản thân và thấy thật nực cười, và không ngừng thay đổi quan điểm của bản thân. Nhưng những thay đổi đó nên xuất phát từ phán đoán của chính bạn chứ không phải lời nói của người khác.

Ngoài ra, lập luận là một yếu tố quan trọng giúp bạn tránh được những chiếc bẫy IQ, luôn lật ngược lại vấn đề, đặt ra câu hỏi rằng liệu có thông tin nào cố tình không nhắc tới không, hoặc để làm được công việc ấy thì chúng ta sẽ cần điều kiện tiên quyết là gì. Việc lập luận như vậy không chỉ giúp ta tránh được sai lầm, mà còn có thể rèn luyện được tư duy của chúng ta trong cuộc sống.

Chia sẻ của Thu Quỳnh

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...