Mục lục
Hầu hết các câu lạc bộ giải trí của giới Mafia đều được đóng lại và có bảo vệ bên ngoài để đảm bảo không bị ai dòm ngó những hành vi phạm pháp bên trong
NHƯNG lại để ngỏ hoàn toàn cho các thành viên của tổ chức. Đó là nơi bất kỳ “Nhân viên nào cũng có thể đến gặp sếp bàn chuyện làm ăn”.
Bài học số 1: Đừng để bị thao túng vì thiếu thông tin hoặc bị cung cấp thông tin giả
Những ông trùm Mafia biết rằng nếu đóng cửa với đám lính lác sẽ chẳng khác nào tự trói tay mình lại.
Ông trùm hiểu rằng việc đóng cửa sẽ khiến bản thân bị kiểm soát và thao túng ngược lại bởi bất kỳ kẻ nào đang đứng giữa, kẻ đang chi phối toàn bộ thông tin.
Rất nhiều sếp, rất nhiều CEO coi trọng “danh tiếng” quá mức, coi trọng hơn cả mục tiêu kinh doanh nên bị nuốt chửng bởi chức vụ.
Khi bị chức danh chi phối, những vị sếp này luôn muốn bản thân phải được xếp ở chiếu trên, phải thể hiện rõ sự khác biệt giai cấp với đám lính lác bên dưới cốt ý để người khác ngưỡng mộ.
Nhiều sếp còn tỏ ra trịch thượng, khệnh khạng khi làm việc với nhân viên của mình để thể hiện bản thân khi có đối tác hay khách hàng ghé thăm.
Đó là lúc cánh cửa được tạo ra (cả nghĩa đen và bóng), ngăn cách bản thân với nhân viên, đồng thời cũng ngăn cản luôn những thông tin minh bạch đến với tai của mình.
Thế là công ty ngày càng đi xuống, ngân quỹ bị thâm hụt vì bọn nịnh thần phản trắc đứng giữa.
Bài học số 2: Đừng mất thời gian với kẻ hay quấy rầy
Nhiều người đặt ra câu hỏi “Nếu những ông trùm Mafia luôn sẵn sàng đón tiếp đám lính lác thì thời gian đâu mà hoàn thành công việc ?”
Đầu tiên ông trùm sẽ loại bỏ những ai phí phạm thời gian của mình. Những tay lính lác lấc cấc mang đến những vấn đề ba xàm ba láp sẽ bị cắt mất quyền đến gặp “sếp” bất kỳ lúc nào. Những thành phần còn lại sẽ luôn được đón tiếp.
Mở cửa để tiếp nhận thông tin và điều hành doanh nghiệp khác với việc mở cửa vô tội vạ. Ở vai trò làm sếp, làm CEO mà cứ mất thời gian để tám chuyện vớ vẩn, giải quyết những chuyện không đâu sẽ khiến chúng ta mất năng lượng và thời gian để tập trung vào những chuyện quan trọng nhất.
Ngoài mục tiêu tiếp nhận thông tin minh bạch, hãy chỉ dành thời gian cho:
- Những nhân viên luôn đưa ra những ý tưởng mới phục vụ cho doanh nghiệp.
- Những nhân viên luôn bước vô phòng với kế hoạch có sẵn chứ không phải chỉ để hỏi “Cái này làm sao sếp ?”
- Những nhân viên mang vấn đề cần giải quyết cùng với giải pháp chứ không phải mang lại toàn rắc rối và than phiền.
- Những nhân viên cầu tiến, muốn học hỏi thêm kiến thức và kinh nghiệm.
- Số ít thời gian còn lại mới dành cho việc vui đùa, tán gẫu.
HAI BÀI HỌC NÀY KHÔNG CHỈ ĐÚNG VỚI QUAN HỆ “SẾP VÀ NHÂN VIÊN”, CẢ QUAN HỆ BẠN BÈ CŨNG VẬY !
Hãy dành thời gian cho:
- Những người mang lại cho bạn cảm xúc tích cực, bạn cảm thấy thích thú khi ở bên họ.
- Những người mang lại lợi ích cho bạn (Khiến bạn tiến bộ hơn mỗi ngày, bạn học được cái gì đó khi nói chuyện với họ, bạn có thêm nhiều thông tin để phục vụ cho kinh doanh,…)
- Những người xứng đáng và thật sự cần được lắng nghe và giúp đỡ.
Còn những kẻ suốt ngày than phiền, kể lể, nói chuyện xàm xàm không có mục tiêu gì, hãy cắt giảm hết mức có thể. Trừ những lúc mình cũng muốn xàm xíu cho vui.
Nếu bạn thuộc nhóm xàm, hay than phiền thì thay vì tự ái, giận dỗi hãy trở thành người có giá trị đi. Đời là vậy !
Chia sẻ của nguyễn thanh phong