4 Khuynh Hướng Tính Cách Chủ Đạo – Nắm Vững Điều Này, Bạn Sẽ Đặt Nhân Viên Đúng Chỗ – Phần 1

Câu con cá, bỏ lên bờ, bắt trèo cây, xong rồi chửi con cá vô tích sự. Sai lầm của rất nhiều CEO & sếp trực tiếp trong việc quản lý đội ngũ! Giải pháp là……

Dao gọt trái cây có thể sử dụng để điêu khắc được không? Câu trả lời là được, nhưng hiệu suất không bao giờ bằng lưỡi dao được thiết kế dành riêng cho công việc điêu khắc; chưa kể có thể làm cho bạn bị đứt tay nữa.

Do đó trong trường hợp bất khả kháng thì hãy dùng dao gọt trái cây để điêu khắc, còn lại hãy hãy sắm riêng một bộ dao được thiết kế đúng với chức năng.

Tuyển dụng, tổ chức, sắp xếp, sử dụng đội ngũ cũng tương tự như vậy. Tuy nhiên rất nhiều CEO và quản lý làm sai cách nên đã trả giá.

Một số bạn có thể đọc qua, học qua đâu đó nhưng chỉ ở bề nổi và không ứng dụng tốt. Lý dó là rất nhiều người đi dạy về chủ đề này nhưng họ không hề ứng dụng.

Bài viết này chỉ bạn cách ứng dụng triệt để mà không hề tìm được ở đâu khác.

Rất nhiều đệ tử của Thợ Sửa Ống Nước được cầm tay chỉ việc và đã ứng dụng tốt đến mức chỉ cần 10 phút quan sát hành vi là đoán được ngay người đối diện thuộc nhóm nào. Muốn ứng dụng tốt thì đọc, đừng than dài vì có thể thay đổi cả cuộc đời làm sếp.

Khuynh hướng THÚC ĐẨY (Viết tắt là D – Dominance)

  • Điểm mạnh: Rất quyết đoán và lì lợm, không bao giờ có tư duy buông xuôi bỏ cuộc, hướng đến kết quả rất mạnh, trực tính. Những điểm mạnh này khiến cho hầu hết trở thành Lãnh Đạo hoặc Sếp Lớn. Chỉ một số ít không leo lên được hoặc bị sụp đổ kinh doanh vì:
  • Điểm yếu: Nóng tính, nóng vội, dễ bị cảm xúc chi phối nên đụng chuyện là chửi như tát nước vô mặt người đối diện, dễ rơi vào tình trạng nói chuyện với người khác bằng “Tay chân”, cố chấp, cứng đầu, hơi cực đoan, hay áp đặt người khác một cách thô bạo.

Những người có khuynh hướng này rất coi trọng thời gian và kết quả. Do đó khi giao tiếp với họ, hãy ngay lập tức nói thẳng vô chủ đề thay vì lòng vòng khiến họ mất kiên nhẫn và trở nên nóng nảy.

Họ thích nói chuyện với những người luôn đưa ra giải pháp và rất ghét nói chuyện với người bàn lùi, tiêu cực, quá cầu toàn, mắc bệnh “Tôi không thể”, hay trì hoãn, chần chừ, lề mề.

Đây là nhóm HƯỚNG NGOẠI, quan tâm đến hiệu suất, hiệu quả hơn là cảm xúc. Họ sẵn sàng gạt bỏ cảm xúc để đạt mục tiêu.

Khuynh hướng biểu cảm, truyền cảm hứng (viết tắt là I – Influence)

  • Điểm mạnh: Sôi nổi, vui vẻ, năng động, truyền cảm hứng, thích ứng cực nhanh, gặp ai cũng bắt chuyện được một cách trơn tru như thể quen nhau từ rất lâu, sáng tạo cao. “Lầy lội” là điểm nổi trội nhất của nhóm này nên ở bên họ rất vui.
  • Điểm yếu: Nói quá nhiều, dễ bị cảm xúc chi phối nên bị lộ bí mật lúc nào không hay, tính cách thất thường kiểu “ 1 tuần tới tháng hết 7 ngày”, rất nhanh chán, khả năng cộng trừ rất tệ so với các nhóm còn lại, hơi bừa bộn, khá vô kỷ luật và dễ mất tập trung.

Những người này rất biết cách yêu bản thân mình và muốn người khác cũng yêu họ nên thích được khen ngợi, nhìn nhận.

Họ rất ghét nói chuyện với những ai thích nói về bản thân vì họ mới là trung tâm của sự chú ý chứ không phải ai kia, họ ghét bị dành mất phần nói. Họ có rất nhiều bạn và rất nhiều thú vui nên thích tự do, không thích bị ràng buộc và kiểm soát, chán những công việc lặp đi lặp lại hoặc đòi hỏi tính tỉ mỉ cao.

Đây là nhóm HƯỚNG NGOẠI, quan tâm đến cảm xúc cá nhân hơn hiệu suất, hiệu quả. Đôi lúc vì vui quá đà hay buồn quá mức, họ bỏ quên mất công việc.

Khuynh hướng hài hòa, ổn định (viết tắt là S – Stableness )

Một số người dịch ra thành Kiên Định do tiếng Anh có nhiều nghĩa. Dịch và sử dụng từ “Kiên Định” để đi dạy thì rõ ràng không có chút ứng dụng thực tiễn nào vì đây là nhóm rất KHÔNG KIÊN ĐỊNH.

Kiên Định là đặc điểm của nhóm Thúc Đẩy cứng đầu nếu nhìn ở khía cạnh tốt.

  • Điểm mạnh: Dịu dàng, nhỏ nhẹ, biết lắng nghe, giàu cảm xúc, nhân ái, nhạy cảm, rất quan tâm người khác.
  • Điểm yếu: Tự ti, rụt rè, thiếu quyết đoán, không dám ra quyết định vì sợ phật lòng người khác, cả nể đến mức thà làm tổn thương mình còn hơn tranh cãi, không dám đấu tranh ngay cả khi bị chèn ép (Bị quỵt lương rồi bỏ luôn chẳng hạn).

Khi thấy người này làm ở một công ty nào đó quá lâu, những người thiếu trải nghiệm cho rằng họ “Kiên Định”. Trên thực tế điều này phản ánh đúng với tâm lý của nhóm này là “Sợ thay đổi, tự ti hoặc ngại bị người khác nói ra nói vào” chứ không phải kiên định.

Kiên định là ở lại với mục tiêu rõ ràng, sống chết vì mục tiêu. Vì những đặc tính như vậy nên nhóm này rất thích ở gần những người nhỏ nhẹ, cho họ sự tự tin, cho họ được bộc lộ cảm xúc và rất sợ hãi khi phải nói chuyện với nhóm Thúc Đẩy vì bị áp.

Dùng từ “Sợ hãi” cho nhóm này sẽ đúng hơn từ “Ghét” vì với bản chất nhân hậu thì họ rất ít ghét ai bao giờ, trừ khi bị đè nén quá mức.

Cũng vì vậy mà bạn sẽ không bao giờ thấy nhóm này ngồi ở ghế sếp lớn.

Nếu thấy ai đó quá dễ thương mà ngồi ở ghế sếp lớn thì hoặc là bạn bị lừa vì họ diễn quá giỏi, hoặc là năng lực Lãnh Đạo quá tốt nên họ điều chỉnh hành vi cho hợp với người đối diện.

Đây là nhóm HƯỚNG NỘI, quan tâm đến cảm xúc của người khác hơn hiệu suất, hiệu quả. Đôi lúc vì thấy “tội” cho ai đó, không nỡ la mắng mà họ để người ta làm chậm tiến độ hoặc è cổ gánh dùm.

Khuynh hướng phân tích, nguyên tắc (viết tắt là C – Compliance)

Chữ Compliance có rất nhiều nghĩa, bao gồm cả nghĩa “Phục tùng và Nhường Nhịn”. Thế là những người không ứng dụng, không có trải nghiệm đi chém gió sai be bét hết và gọi nhóm này là “Nhường nhịn”.

Trong khi đó chữ Compliance còn có nghĩa là “Tuân thủ”, nghĩa là rất nguyên tắc và kỷ luật với những gì đã vạch ra.

Phục tùng và nhường nhịn là đặc tính cốt lõi của nhóm Hài Hòa, những người sợ mất lòng người khác. Bạn thử làm sai quy trình rồi bắt kế toán (Thuộc nhóm phân tích, nguyên tắc) phục tùng, nhường nhịn và làm theo ý bạn coi có bị vả sấp mặt không. Ở đó mà nhường nhịn.

  • Điểm mạnh: Chu đáo, tỉ mỉ, chi tiết, cẩn thận, kỷ luật, nguyên tắc, gọn gàng.
  • Điểm yếu: Quá sợ rủi ro, quá cầu toàn đến mức mất hết những có hội cần ra quyết dịnh nhanh chóng, nguyên tắc đến mức thiếu uyển chuyển nên dễ bị ghét hoặc làm người khác bực mình, khá chậm chạp và lề mề, hay bàn lùi và nói tiêu cực.

Những người có khuynh hướng tính cách này coi trọng quy trình và kỷ luật hơn tất cả các yếu tố khác. Họ ghét làm việc với những người bừa bãi, lộn xộn, hay thúc ép họ ra quyết định nhanh chóng, nói chuyện trên trời dưới đất mà không có bằng chứng. Họ rất thích làm việc với ai kỹ tính, tỉ mĩ và nguyên tắc giống như họ vậy.

Đây là nhóm HƯỚNG NỘI, quan tâm đến quy trình hơn cả kết quả và cảm xúc. Vì thế họ thường bị người khác coi là thiếu hợp tác hoặc bị tuột lại phía sau.

Một người có mấy khuynh hướng tính cách và cái gì quyết định khuynh hướng tính cách đó?

Mỗi người có cả 4 khuynh hướng này, chỉ là có 2 khuynh hướng tạo thành cặp nổi trội hơn 2 khuynh hướng còn lại.

Số người chỉ nổi trội 1 khuynh hướng tính cách đơn lẻ là rất hiếm và thường là không đạt được thành tựu gì do thiếu sự bổ sung “điểm mạnh” của các khuynh hướng còn lại. Sẽ diễn giải chi tiết ở phần sau.

Khuynh hướng tính cách được tạo ra bởi xã hội, môi trường sống và giáo dục nên khi những điểm này thay đổi thì tính cách sẽ được chuyển dịch dần để thích ứng với môi trường sống.

Ví dụ bạn có khuynh hướng tính cách rất sôi nổi, thích bay nhảy nhưng vì lý do gì đó bạn phải làm công việc đòi hỏi tính toán nhiều, không được sai sót một thời gian đủ lâu thì dần dần tính cách C sẽ bắt đầu được phát triển. Bạn trở thành người sâu sắc hơn, nói chuyện có lý lẽ và lập luận hơn là chỉ truyền cảm hứng.

Tuy nhiên phần lớn khuynh hướng tính cách của người Việt ít có sự thay đổi nhiều do ít ai có điều kiện thay đổi môi trường sống khác biệt hoàn toàn hoặc làm công việc trái ngược với “Cái bằng”.

Phần vì tiếc quãng thời gian đã học, phần vì xã hội Việt đặt ra quá nhiều tiêu chuẩn nhốt con người ta lại (Làm khác đi chúng nó chửi).

Trừ Sài Gòn ra thì ở các tỉnh khác ít có ai dám “Làm khác đi”, được sống và chọn lựa công việc đúng bản ngã và tính cách của mình.

Đón đọc tiếp phần 2…

Chia sẻ của Nguyễn Thanh Phong

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 4.7 / 5. Số phiếu: 7

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...