Tôi đi du lịch nước ngoài. Cùng đoàn có vài người tuổi nhỏ hơn tôi nhưng hình như bị đãng trí, chóng quên.
Mặc dù hướng dẫn viên và các bảng hiệu ở sân bay liên tục nhắc hành khách không bỏ chất lỏng, kể cả nước uống, vào hàng xách tay;
Và trước khi soi, nhân viên soi lại hỏi thêm lần nữa là có chất lỏng trong túi xách không, anh bạn vô tư trả lời “không”, nhưng khi soi, nhân viên phát hiện chai nước suối uống dở.
Anh bạn trẻ cười cầu tài: “Sorry!”. Suýt nữa thì anh này bị phạt tiền vì ở sân bay có thông báo sẽ phạt tiền nếu cố tình vi phạm. Cũng may, họ thấy anh ta là người nước ngoài lớ ngớ, không biết tiếng Anh, nên tha.
Chuyện quên hay cố tình quên không chỉ diễn ra ở sân bay. Nó thường xuyên xảy ra với nhiều quản lý, nhân viên trong môi trường doanh nghiệp.
Quên nội quy, quên quy chế, chính sách, quên qui định, quy trình, quên giờ giấc đi họp, quên mục tiêu, chỉ tiêu, quên luôn cả việc lập kế hoạch, báo cáo…
Vậy nên, việc nhắc nhở, truyền thông, treo bảng hiệu để cảnh báo, phát loa (như loa phường) để dặn dò là không bao giờ thừa (tất nhiên, tùy thuộc và vị trí, đối tượng, đặc thù của tổ chức)
Ai vào ngân hàng A chưa? Tiếng loa nho nhỏ cứ vài phút lại nhắc nhở khách hàng viết sẵn các phiếu rút tiền, gửi tiền, chuyển tiền… để khi đến lượt mình thì làm cho nhanh. Họ nhắc ai mà nhắc hoài vậy?
Thưa, họ nhắc người mới bước vào, nhắc người chưa nghe, nhắc người nghe rồi, nhưng chưa làm, nhắc người làm rồi, nhưng chưa đủ… Kết quả là ai cũng nghiêm chỉnh thực hiện và thời gian giao dịch được rút ngắn, ngân hàng có lợi, khách hàng cũng vui!
Ai đi máy bay, có nghe loa nhắc cài dây an toàn, tắt điện thoại liên tục không? Và có thấy nhiều người vẫn vô tư vi phạm không? Việc nhắc nhở ấy có thừa không? Thưa không đâu ạ, nó rất hiệu quả đấy ạ!
Bao nhiêu người đã đọc, và bao nhiêu người đã thực sự đọc kỹ? Rồi bao nhiêu người nhớ nó?
Vậy mà vẫn có nhiều người đến trễ, không có chỗ ngồi, và không ít người đăng ký tham gia, nhưng không đi và không hủy đăng ký
Vậy, việc nhắc lại có cần không? Câu trả lời chắc ai cũng rõ. Vậy thì hãy áp dụng việc nhắc nhở, truyền thông này cho chính công ty của bạn nếu bạn không muốn có nhiều người gãi đầu, gãi tai bảo “quên”.
Hãy thử làm đi! Nhắc vợ/chồng/con ở nhà; nhắc cấp dưới (và cả cấp trên) ở cơ quan; nhắc trong các cuộc họp, nhắc bằng các biển thông báo đặt ở nơi dễ thấy, có thể ngay trước bàn làm việc, nhắc KPI, nhắc kế hoạch, báo cáo tuần…
Tôi đảm bảo xác suất vi phạm sẽ giảm, hiệu quả công việc sẽ tăng. Tin tôi không?
Nếu các bà vợ chịu khó nhắc chồng đi nhậu về sớm, xác suất về trễ sẽ ít hơn! Tin tôi đi!
Chia sẻ của Nguyễn Hữu Long