Mục lục
Khởi nghiệp là bạn vừa là nhân viên vừa là ông chủ hoặc cao hơn bạn tự thành lập doanh nghiệp riêng cho mình rồi tuyển nhân viên vào cùng làm. Vì vậy khởi nghiệp cũng chính là bạn bắt đầu làm chủ.
Và khởi nghiệp cũng chính là một công việc kinh doanh của bạn vì nó liên quan đến việc tạo ra sản phẩm và bán ra thị trường để bạn có thu nhập. Chính vì vậy người ta thường gọi là khởi nghiệp kinh doanh.
Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất khi bắt đầu con đường làm giàu của mình đó là bản thân người startup phải có một sự sáng tạo vượt bậc.
Bởi vì chỉ có sự sáng tạo không giới hạn mới có thể làm nên sự khác biệt giữa bạn và đối thủ, chỉ có sự sáng tạo hơn người mới có thể giúp bạn nhìn thấu toàn bộ thị trường hiện tại, tìm ra những nhu cầu chưa được đáp ứng, từ đó đưa ra kế hoạch kinh doanh đặc biệt riêng cho Startup của mình.
Bài 1: Tôi Nên Khởi Nghiệp Gì Khi Mới Vào Đời?
Sẽ có 3 tình huống khá phổ biến:
- Có thể bạn còn rất trẻ
- Đi làm thuê 1 thời gian
- Khởi nghiệp luôn ngay khi vừa học xong
4 Câu hỏi lớn căn cơ cho tất cả bạn trẻ:
- Mình nên chọn lĩnh vực nào là phù hợp?
- Mình nên chọn thị trường gì: B2C (bán cho người tiêu dùng), B2B (bán cho doanh nghiệp), B2G (bán cho chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận), C2C, B2B2C.
- Khách hàng cụ thể mình là ai?
- Khách hàng cần mình làm gì?
Nếu tinh khôn, việc đầu tiên bạn cần gạt hết những lĩnh vực mà cần rất nhiều vốn hoặc phải trường vốn ra 1 bên, thậm chí cần vốn pháp định và nhiều giấy phép phức tạp, hoặc chuỗi cung ứng phức tạp (thiếu 1 yếu tố công ty không vận hành được), sân chơi đó cho các cá mập khởi nghiệp chứ không phải 1 chàng trai/cô gái với 2 bàn tay trắng.
Mặc định có 4 nhóm lớn cơ bản: Làm Về Thương Mại; Làm Về Sản Xuất; Làm Về Dịch vụ; Làm Về Đầu Tư
Và theo cấp độ, thường làm dịch vụ sẽ cần ít vốn nhất, nhì là thương mại, ba là sản xuất, cuối cùng là đầu tư là cần có nhiều vốn nhất (giống như mở 1 ngân hàng, quỹ đầu tư thì cần rất nhiều tiền)
Bài 2: Khởi Nghiệp Chọn Ngành Gì?
Có lẽ đây cũng là câu hỏi làm đau đầu nhiều bạn trẻ sau 1 thời gian làm thuê, giờ muốn làm riêng, và dù đã xác định được mình sẽ làm trong nhóm lĩnh vực nào rồi (thương mại, sản xuất, dịch vụ, đầu tư) vì cảm thấy tố chất mình phù hợp 1 trong 4 nhóm trên, thì lại đối mặt 1 băn khoăn lớn thứ 2, mình làm cụ thể là cái gì.
Vậy phân tích 1 mô hình, 1 SP – DV cụ thể có nên làm hay không như thế nào?
- Hãy nhận diện ra mô hình chung mà đối thủ đang làm, để bạn hiểu rõ hơn
- Hãy tìm ra cách thu hút KH phổ biến mà đối thủ đang làm? Xem liệu bạn có thể cạnh tranh lại!
- Nhận diện ra yếu điểm cốt tử của mô hình, SP, DV mà bạn sẽ làm
- Yếu tố thành công là gì? Rất quan trọng
- Mô hình đó, ngành đó thường phục vụ ai?
Sau khi phân tích sơ sơ qua 3,4 ngành bạn dự định làm theo lộ trình cơ bản trên, bạn sẽ tự biết bạn nên làm gì nhé. Kinh doanh, đồng ý là mạo hiểm, nhưng có căn cứ. Vì tiền, dành dụm thì lâu lắm, nhưng làm sai vì ảo tưởng sức mạnh thì ra đi rất nhanh.
Bài 3: Khởi Nghiệp, Đâu Là Nơi Tôi Tỏa Sáng?
Theo hình thức gì (B2C đến KH tiêu dùng/B2B đến KH doanh nghiệp), làm ngành nghề và mô hình, sản phẩm, Dịch Vụ gì cụ thể (ex: làm mô hình homestay đến người du lịch cá nhân B2C, thuộc nhóm Dịch Vụ, ngành du lịch lữ hành) và cũng đã nắm hết các đặc thù mô hình đó, nhưng chợt phát hiện mô hình/SP/DV của mình không có cửa thắng hiện tại so với đối thủ.
- Nếu bạn làm thương mại: Bạn sẽ xây dựng mạng lưới nhà phân phối ở khu vực tỉnh thành nào? Thành/Bại 100% đến ngay từ việc quyết định này của bạn
- Nếu bạn làm sản xuất: Thành phố nào sẽ là nơi bạn triển khai quảng bá thương hiệu và xây dựng kênh tiêu thụ? Người mua nội thất của bạn, họ là ai, ở tầm thu nhập bao nhiêu?
- Nếu bạn làm dịch vụ: Đâu mới là nhóm KH doanh nghiệp mà bạn cần tập trung? Lĩnh vực DN nào sẽ có xu hướng cần dịch vụ của bạn nhiều? Quy mô doanh nghiệp KH cỡ nào phù hợp để bạn đấu thầu và thắng thầu so đối thủ dễ dàng hơn…
Liệt kê sơ thử vậy để bạn rõ hơn là nếu muốn xây đội nhóm, làm bài bản nghiêm túc, thì bạn cần nghiêm túc xem đâu mới là sân chơi để bạn tỏa sáng, tức thị trường bạn ở đâu. Nói theo kiểu dân gian là ngách của mày ở đâu?
Bài 4: Làm Gì Khi Không Thể Tìm Ra “Phân Khúc Thị Trường” Để Có Thể Nắm Phần Thắng Trong Tay?
Muôn vàn lý do ta có thể liệt kê ra, và đau hơn là bạn đã tìm ra giải pháp để cạnh tranh cho mô hình/sản phẩm của bạn thì lại không tìm được phân khúc phù hợp để tiêu thụ. Lúc này chỉ có 2 giải pháp duy nhất cho bạn.
- Là bạn chấp nhận giáo dục thị trường
- Là bạn phải đổi mới sáng tạo lại giải pháp
Trong doanh nghiệp bất kỳ có hai động lực giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển là Cải tiến và Sáng tạo. Cải tiến giúp doanh nghiệp ngày càng gia tăng tính cạnh tranh nhưng lại không mang tính thay đổi đột phá; chỉ là sản phẩm ngày càng tốt hơn với giá rẻ hơn.
Cuộc sống bên cạnh những mặt tích cực, luôn luôn tồn tại những hạn chế cần được giải quyết. Điều quan trọng là mỗi người, nhất là các bạn làm khởi nghiệp có thấy được vấn đề đó để tìm cách giải quyết hay không.
Luôn luôn đặt câu hỏi: Tại sao? là cách để mỗi người khơi gợi khả năng sáng tạo từ những ý tưởng của thực tế cuộc sống. Từ đó tìm ra 1 phân khúc thị trường riêng và giải pháp kinh doanh cho chính bạn.
Bài 5: Khởi Nghiệp, Lựa Chọn Khách Hàng Mục Tiêu Và Hiểu Rõ Khách Hàng Mình Phục Vụ
Chọn đúng phân khúc khách hàng mình đủ khả năng phục vụ vẫn chưa giúp bạn nắm chắc phần thắng mà chỉ có biết rõ khách hàng mục tiêu mình là ai và hiểu thật rõ họ thì cơ may sống sót cho 1 startup mới cao. Bán vỉa hè như mình ngày xưa còn cần, huống hồ là mở 1 doanh nghiệp kinh doanh bài bản.
Có 1 thời gian, một số bạn trẻ tinh ý nhận ra, trong nhu cầu nhậu nhẹt tụ tập ăn chơi ở quán nhậu của giới trẻ thì vẫn tồn tại 1 nhóm có sở thích chung là mê kiếm hiệp. Việc nhận ra 1 sở thích nhỏ này đã mở ra cả đại dương xanh thời bấy giờ (giờ đỏ rồi, đừng nhảy vào nữa nhé).
Các quán nhậu theo phong cách kiếm hiệp bắt đầu mọc lên. Khách hnagf vô quán không gọi em ơi, mà gọi là Tiểu Nhị. Nhân viên nữ ở quán thì ăn mặc như ở Lầu Xanh. Các event thì gọi là Đại Hội Võ Lâm, bia rót bằng vò sứ thay vì ly thủy tinh hay gặp.
Có 3 việc ta cần làm ngay khi đã có ý tưởng kinh doanh:
- Vẽ chân dung khách hàng chi tiết.
- Suy nghĩ về hành trình khách hàng
- Phân tích nhu cầu khách hàng và ghi chép ra.
Bài 6: Suy Nghĩ Và Xây Dựng Giá Trị Mang Đến Cho Khách Hàng Ngay Từ Khi Bắt Đầu
Chỉ khi nào bạn xây dựng, viết ra rõ ràng giá trị mà SP/DV/Mô Hình bạn mang lại giá trị gì, thì các công tác định vị thương hiệu, truyền thông thương hiệu, định giá SP, chọn kênh phâm phối, chọn kênh truyền thông mới dễ dàng thực thi và hiệu quả cao.
Và nếu giá trị mà bạn xây dựng có tính khác biệt cao, là lợi thế bán hàng độc nhất, bạn đã xây dựng tiền đề cho chiến lược khác biệt hóa cho tổ chức của bạn. Tưởng tượng, trong khi các hãng hàng không khác giá vé rất cao nhưng phục vụ nhiều tiện ích mà người thu nhập thấp không cần đến, bạn chỉ đơn giản là cắt hết các dịch vụ đó và tập trung 1 thứ duy nhất họ cần là giá vé rẻ, vậy là đã thắng rồi.
- Làm sao viết được giải pháp giá trị?
- Có những hình thức giá trị nào tiêu biểu?
Hãy tìm thứ mình làm tốt, khách hàng thực sự cần và có lợi thế vượt trội so với đối thủ. Rủi ro nhất là bạn đang đi xây dựng giải pháp giá trị mà KH hoàn toàn không cần, hoặc chịu trả tiền là cũng nhức đầu, tệ hơn là đối thủ lại đang cung cấp giá trị tốt hơn cả bạn với nguồn lực hùng mạnh vì là người đi trước, hãy luôn tỉnh táo. Đây cũng là lý do khi bạn đa ngành nghề sẽ rất rủi ro khi mới khởi nghiệp.
Bài 7: Phác Thảo Mô Hình Kinh Doanh Để Phân Tích Và Thử Nghiệm Giá Trị Cung Cấp Cho Khách Hàng
Các doanh nghiêp nhỏ ngày nay cạnh tranh bằng mô hình kinh doanh, đi từ gốc rễ là giá trị mà bạn muốn đem lại cho KH. Ai có giải pháp tốt nhất thì người đó thắng.
Ở mô hình kinh doanh suy nghĩ trong đầu cho nhanh, viết ra chi cho lằng nhằng. Bạn hãy nhớ, ai là người làm việc trực tiếp KH: cung cấp DV cho họ, tư vấn cho họ, chăm sóc họ để họ trung thành. Chính là anh em nhân sự của bạn. Bạn sẽ không thể nào nói, mấy đứa sắp tới chăm sóc bạn gái anh giúp nhé. Giúp cái gì, chăm sóc thế nào, ai biết mà giúp được.
Thế nên, mô hình kinh doanh, bạn phải viết ra ngắn gọn trên 1 trang giấy để anh em nhân sự còn biết, họ biết rõ bạn muốn làm gì, phục vụ hướng đến KH là cái gì mà còn biết đường đi sales, làm marketing…
Giải từng bước cho mô hình của bạn?
- Vấn Đề KH gặp phải, mà họ cần ở giá trị bạn cung cấp thông qua mô hình kinh doanh?
- Suy nghĩ lại giá trị bạn dự định cung cấp cho KH liệu đã đủ sức cạnh tranh!!!
- Solution, làm sao mang giá trị được cho khách hàng, không thể nói suông
- Kênh giao dịch
- Dòng chi phí và dòng doanh thu
Chỉ số giúp chúng ta tỉnh táo, thà cho DN chết thật nhanh vì nhận ra không hiệu quả, càng kéo dài lâu càng hết tiền.
Bài 8: Phân Tích Và Đánh Giá Mức Độ Khả Thi Mô Hình Kinh Doanh Phác Thảo???
Trước hết, chúng ta cần biết để mở một mô hình kinh doanh thì chi phí sẽ được phân bổ theo những hạng mục dưới đây:
- Giấy phép đăng kí, khoản tiền cho dịch vụ đăng kí kinh doanh
- Nguồn hàng (nguồn cung)
- Trang thiết bị
- Chi phí địa điểm
- Chi phí vận hành
- Nhân sự, đối tác…
- Chi phí pháp lý, các loại phụ phí khác
Tới đây bạn sẽ buộc ra quyết định, hoặc là xem xét lại điều chỉnh mô hình, hoặc test trực tiếp ra thị trường vì thấy bản thân đã hội tụ đủ nguồn lực. Vậy điều chỉnh lại mô hình như thế nào cho phù hợp???
- Giảm bớt giá trị cung cấp đến khách hàng
- Chia nhỏ lộ trình ra xây từ từ
Đây giống với câu nói “sướng trước khổ sau” khi mà giai đoạn đầu hết sức nhàn nhã trong khi đó khi mô hình bắt đầu phát triển, thay vì định hướng cho tương lai, bạn phải quay lại bổ sung những gì còn trống.
Vậy, hãy thẩm định lại lần nữa mô hình của mình, xem có những yếu tố “giá trị, hoạt động tạo giải pháp, nguồn lực” nào đang bị dư thừa và lãng phí không nhé, để tối ưu lại mô hình trước khi nghĩ tới scale up để làm lớn kẻo không có đường lùi nha.