Phong trào startup mấy năm gần đây ở Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh bởi mô hình sử dụng đòn bẩy tài chính của Silicon Valley. Công thức chung thường là: nhìn ra thị trường mới (clone sản phẩm đã thành công ở thị trường khác);
Làm sản phẩm mẫu và chứng minh tiềm năng thị trường; gọi vốn; đốt vốn 20% cho phát triển sản phẩm và 80% cho marketing – bán hàng để mở rộng thị trường thật nhanh (theo hướng growth hacking) và chứng minh thị phần;
Lặp lại việc gọi vốn với định giá cao hơn; các nhà đầu tư (gồm cả sáng lập viên) thoái vốn dần dần sau các lần gọi vốn.
Tuy nhiên gần đây Việt Nam xuất hiện nhiều công ty sao chép mô hình này dẫn đến phá sản hoặc buộc cắt giảm quy mô, nguyên nhân do đâu?
Về mặt finance, sự kỳ diệu nhất của mô hình tăng trưởng của start-up là chi phí cận biên sẽ tiệm cận về $0 (nghĩa là giá vốn biên cho một đơn vị doanh số biên (khi quy mô scale up đủ lớn) sẽ tiến về $0.
Tuy nhiên với “mô hình đầu tư” burning để tăng trưởng thì trước khi đạt đến trạng thái lý tưởng nêu trên, start-up/business sẽ gặp rất nhiều rủi ro, vì ngược lại, chi phí fix cost quá lớn.
Trong cả giai đoạn chưa tìm thấy long mạch, growth hacking thì business phải gánh một chi phí đầu tư khổng lồ (cho nhân sự, office, công nghệ, sản phẩm, marketing…), trong nhiều trường hợp sẽ phi lý và mất đi bản chất tối ưu của kinh doanh (kinh doanh là cố gắng tối ưu để lãi chứ không phải lỗ bằng mọi giá), mất đi tính cạnh tranh.
Trong khi đó users và cashflow cần thời gian “mò mẫm hacking”, nên về mặt tài chính mà nói, sẽ rất thiếu cân bằng và luôn chứa đựng đầy rủi ro, kể cả khi đã acquire được lượng users và GMV lớn.
Nên thay vì tăng trưởng bằng mọi giá hãy tập trung vào Sản phẩm, đào tạo con người, nâng cao chất lượng dịch vụ để giữ chân khách hàng. Vì xét cho cùng chỉ có khách hàng là sẽ đi cùng chúng ta, còn các Investor họ sẽ đứng dậy rời khỏi ván bài khi thắng đủ nhiều hoặc thua ít.
Tầm nhìn và tham vọng thì luôn đáng để thèm khát, nhưng sự sống còn nằm ở cán cân còn lại để cân nhắc và quản trị.
Chia sẻ của Lê Việt Thắng