Mục lục
Tuyển dụng nhân sự là quá trình tìm kiếm, thu hút, lựa chọn và sử dụng đúng người, nhằm thỏa mãn được những yêu cầu của vị trí đang được mở ra với mục tiêu dài hạn của công ty. Nhân sự là một nền tảng vững chắc để phát triển, từ đó có thể hỗ trợ những chiến lược kinh doanh của công ty đi đến thành công.
Bài 1: Vừa Xấu, Vừa Lùn, Vừa Không Tiền, Hút Ứng Viên Bằng Gì?
Nếu tinh ý, anh chị em sẽ nhìn thấy rằng những thứ chúng ta có để đàm phán chính là những thứ chúng ta dùng để thu hút ứng viên. Người đời hay tóm tắt thành chữ “thương hiệu tuyển dụng”.
Tôi nghĩ rằng xây dựng “thương hiệu tuyển dụng” là một thuật ngữ mà CEO nên nắm nên biết và nên để tâm. Định nghĩa này khá được: Thương hiệu tuyển dụng (THTD) là hình ảnh về công ty dưới góc độ một “Nơi Làm Việc” trong mắt các nhân viên hiện tại & tương lai.
Bài 2: CEO Nên Chuẩn Bị Gì Trước Khi Phỏng Vấn Ứng Viên?
CEO mà chưa bao giờ phỏng vấn ứng viên? Ai tự nhận vậy thì nghe quả lạ tai. Nhưng đợt gần đây mọi người trao đổi về Quản trị nhân sự nhiều. Trao đổi nhiều nhất vẫn là vấn đề tuyển dụng. Các anh chị chia sẻ về việc tuyển người phù hợp. Thế nào là phù hợp? Anh chị em cũng đã định nghĩa ra được kha Khá. Với tôi thì phù hợp là:
- Phù hợp về văn hóa của tổ chức
- Phù hợp về vị trí cần tuyển
- Phù hợp về chi phí có thể bỏ ra.
CEO nên chuẩn bị gì trước khi phỏng vấn ứng viên?
- Bước 1: Tìm từ khóa (vẽ chân dung nhân viên cần tìm)
- Bước 2: Dĩ nhiên là đọc CV thông tin ứng viên
- Bước 3: Chuẩn bị công cụ phỏng vấn
Bài 3: Tám Kỹ Thuật Dùng Để Phỏng Vấn Dành Cho CEO
Tuyển như thế nào, tuyển ở đâu, tuyển với quan điểm nào… luôn là một câu hỏi lớn. Giả sử chúng ta đã có quan điểm, có nguồn và chúng ta đã tiếp xúc được với ứng viên. Vậy làm thế nào để đánh giá được ứng viên qua phỏng vấn? Chả lẽ chúng ta cứ gặp rồi cứ nói chuyện. Dùng cảm tính đánh giá rồi lựa chọn?
Tôi nhận thấy rằng nếu chúng ta trang bị cho mình được 8 kỹ thuật (tôi gọi là công cụ) phỏng vấn dưới đây, hẳn việc tìm đồng đội sẽ bớt khó khăn ít nhiều.
- Tool 1: Đánh giá sự đam mê
- Tool 2: Sử dụng homework
- Tool 3: Kỹ thuật 3Q
- Tool 4: Kỹ thuật phỏng vấn đuổi
- Tool 5: Kỹ thuật tạo conflict
- Tool 6: Kỹ thuật star
- Tool 7: Sử dụng BEI
- Final tool 8: Linh cảm – Feeling
Bài 4: Ta Có Gì Cho Ứng Viên “Rường Cột” Tương Lai Để Đàm Phán?
Một trong những khâu quan trọng trong chữ Tuyển mà CEO nào cũng cần phải thành thục đó là biết cách đàm phán để thuyết phục những ứng viên có thể sẽ là “rường cột” đồng ý gia nhập công ty và phấn đấu cho mục tiêu chung.
Từ nắm bắt được suy nghĩ bên trong chúng ta có thể hiểu được thực sự nhu cầu của ứng viên. Nhu cầu thì hẳn ai cũng biết. Và ai cũng có một nhu cầu lớn nào đó nằm trong tháp nhu cầu Maslow. Maslow là của châu Âu nên chúng ta sẽ chuyển thể đôi chút sang châu Á. Cụ thể chúng ta có 5 cấp nhu cầu:
- Nhu cầu cơ bản
- Nhu cầu an toàn
- Nhu cầu gia nhập
- Nhu cầu ngưỡng mộ
- Nhu cầu vị thế
Liệt kê những thứ chúng ta có, nắm bắt được nhu cầu ẩn sâu sau suy nghĩ ứng viên, cơ hội đưa được ứng viên “rường cột” về công ty sẽ rõ ràng hơn rất nhiều. Chúc các CEO tuyển người thành công!
Bài 5: Tôi Cần Bao Nhiêu Nhân Viên Là Đủ?
Khi vẽ ra cơ cấu tổ chức chúng ta sẽ có thêm một việc đằng sau: Định biên nhân sự – định mức lao động. Định biên nhân sự là thuật ngữ với hàm ý chỉ hoạt động tính toán số lượng nhân lực sao cho phù hợp với cấu trúc tổ chức và ngân sách.
Có 7 cách tôi hay áp dụng khi xem cấu trúc phòng Nhân sự. Chúng ta dùng định biên để tính ra số lượng nhân lực. Còn dùng nhân lực thế nào cho tối ưu, có cần thay thế hay không thì chúng ta sẽ cùng bàn ở phần Dùng người.
Bài 6: Startup – CEO Chọn Phương Án Nào Cho Core Team Và Hệ Thống Quản Trị Nhân Sự?
Startup, việc đầu tiên luôn là tồn tại và tìm được Core team (những cổ đông và cùng làm từ lúc đầu). Tồn tại có thể dễ nhưng Core team thì tìm không đơn giản tí nào. Tiêu chí nào để lựa chọn Core team cho Startup?
- Phương án 1: Những thành viên core team là những thành viên có năng lực lõi tạo ra giá trị cốt lõi của Startup?
- Hay Phương án 2: Họ là những người có năng lực lõi nhân sự phù hợp với nhau?
- Hay Phương án 3: Kết hợp cả 2 phương án trên?
Những công ty khởi sự chỉ với 1 người và những người khác chỉ làm thuê, họ thường theo phương án 2 nhưng theo tôi thì nên xây hệ thống Quản trị Nhân sự theo phương án 1. Chúng ta đã có những người giỏi và chúng ta cần có chất keo dính mọi người vào. Không gì tốt hơn chính là văn hóa.
Xin cảm ơn!