Cảm Thông… Mùa Em Cô Vy

Là người làm kinh doanh, nên khi nhìn vào những ngành nghề bị ảnh hưởng trực tiếp từ Covid-19 tôi cảm thấy thật thông cảm và xót xa. Từ những ông lớn như hàng không, khách sạn, nghỉ dưỡng, bất động sản… cho đến người làm nghề du lịch, vận tải, giáo dục tư nhân… Thậm chí nhiều người kinh doanh nhỏ, bán hàng online cũng không còn hàng hóa để buôn bán nữa.

Chờ đợi mãi, mong ngóng mãi tình hình dịch bệnh trong nước mới tạm yên, thị trường bắt đầu có tín hiệu hồi phục và le lói chút ánh sáng cuối đường hầm. Bất chợt đùng một cái, chỉ một con người đánh sập tất cả hy vọng, sự chờ mong của bao nhiêu ngành nghề kinh doanh, cũng là miếng cơm manh áo của bao nhiêu gia đình. Và cái đường hầm ấy giờ đây tối hơn bao giờ hết, tệ hơn là chẳng ai biết chừng nào mới thấy được lối ra.

Tất nhiên bảo chết thì không chết ngay được, nhưng biết bao gánh nặng lại đè thêm lên vai họ. Mọi thứ cứ dài thêm, mệt mỏi thêm như là cố ý thử thách sức chịu đựng của con người.

Với phần lớn người dân, họ không làm ăn nên không hiểu về công việc kinh doanh. Họ lên mạng bình phẩm rằng ngày thường bạn làm ăn lãi lắm, nghỉ một hai tháng có làm sao đâu mà đã kêu ca, vậy tiền lãi cả năm trước đâu rồi?

Nhưng sự thật với rất nhiều (đúng ra là hầu hết) ngành nghề, chỉ dừng làm 3 tháng là có thể phá sản. Một nhà hàng, khách sạn, xưởng sản xuất nếu hàng tháng có doanh thu 10 tỷ, thì trong đó các chi phí đầu vào, chi phí cố định, lương thưởng, bán hàng… đã chiếm hết 8 – 9 tỷ chứ đâu phải 10 tỷ đó là người chủ được bỏ túi. Sau khi trừ thêm thuế và các khoản phát sinh, doanh nghiệp nào còn lợi nhuận 1 tỷ đã có thể nói là quá thành công.

Vậy thì tổng lại cả năm cơ sở đó chỉ thu về được đâu đó hơn chục tỷ là cùng. Giờ ngưng hết mọi hoạt động thì mất sạch nguồn thu, chi phí cũng cắt bớt chút ít nhưng đâu đó vẫn mất khoảng 4-6 tỷ đồng/tháng. Nhất là với những ai thuê mặt bằng đẹp hoặc dùng vốn vay ngân hàng thì chi phí càng thêm nặng.

Ví dụ như ngành khách sạn, so với lúc bình thường, có lẽ chi phí duy nhất giảm đi đôi chút là tiền điện nước (do khách không sử dụng trong phòng). Còn lại tất thảy đều vẫn phải chi tương tự như ngày thường, ông chủ khách sạn đó nay khác gì ngồi trên đống lửa.

Tóm lại, kinh doanh không giống như công việc của người dân bình thường, nhận lương một tháng là đủ tiêu một tháng. Thực tế lợi nhuận cả năm của họ chỉ đủ để bù lỗ cho 2-3 tháng là cùng. Mà lợi nhuận năm ngoái đâu phải cứ để mãi trong quỹ?

Hàng tháng hoặc cuối năm phải rút về để chi tiêu, mua sắm, lo cho gia đình, vợ con chứ nếu không thì họ đầu tư rủi ro, làm ăn vất vả chỉ để cho vui, còn bản thân và gia đình thì uống nước lã hay sao?

Đấy là ta mới đặt giả thiết người chủ đó đang làm ăn có lãi, nếu họ đang trong thời kỳ gây dựng phải bù lỗ nữa thì khó càng thêm khó. Ai làm kinh doanh cũng biết trung bình mở ra nhà hàng, hãng xưởng phải mất 2-3 năm đầu bù lỗ, sau đó mới thu hồi vốn dần chứ không đơn giản có doanh thu, hay đông khách là có lời.

Khi những người làm kinh doanh muốn được nhanh chóng xúc tiến công việc trở lại, họ đã nhận bao chỉ trích từ một số cá nhân cực đoan và nói rằng họ xem thường tính mạng người khác, nói họ là vô cảm. Nhưng thực sự những chỉ trích đó đã cảm thông cho các doanh nghiệp chưa, hay cũng chỉ là lo cho thứ mà mình quan tâm và mặc kệ sự sống chết của bao người khác?

Nếu để ý thì chúng ta sẽ thấy các doanh nghiệp những ngày qua rất ít kêu ca, và họ cũng quá bận, quá mệt để làm vậy. Chắc chắn tôi nói điều này không ngoa, đó là cùng với chính quyền, quân đội, y bác sĩ, các doanh nghiệp đang là người gồng mình chịu tổn thất nặng nề nhất trong cơn dịch này.

Thôi thì làm kinh doanh là chấp nhận nuốt sự cô đơn vào trong. Chính phủ không kêu khổ, bộ đội không kêu khổ, các bác sĩ không kêu khổ, nên doanh nghiệp cũng lặng lẽ chịu trận. Họ chỉ đưa ra vài đề nghị hỗ trợ cơ bản, nhưng cũng thừa hiểu nếu dịch bệnh cứ kéo dài, thì dù hỗ trợ thêm hàng trăm biện pháp, doanh nghiệp vẫn cứ phải ngậm ngùi đóng cửa mà thôi.

Tất nhiên, đã làm ăn thì phải có rủi ro, doanh nghiệp đầu tư thì cũng phải có bản lĩnh đối diện với khó khăn và xác định khó khăn có thể đến bất cứ lúc nào chứ không riêng bệnh dịch. Tôi không muốn nói họ đáng thương, hay đòi hỏi cộng đồng phải giúp đỡ gì các doanh nghiệp. Nhưng trong những lúc khó khăn như thế này, chúng ta đã không thể giúp nhau, ít nhất cũng cho nhau sự cảm thông, thấu hiểu của đồng bào một nước, của bầu, bí một giàn.

Chẳng có quốc gia, dân tộc nào dù khỏe mạnh có thể phát triển và giàu có khi thiếu các doanh nghiệp. Mỗi người dù ở vị trí nào, công việc gì hãy san sẻ một chút với hoàn cảnh của nhau. Ai có vật chất thì san sẻ vật chất, ai có tình người hãy san sẻ tình người. Chúng ta sẽ cùng vượt qua khó khăn.

Tôi xin cầu nguyện cho bệnh dịch được kiểm soát tốt, Việt Nam được bình an. Chúc các lực lượng ở tuyến đầu mạnh khỏe đến tận lúc hết dịch. Chúc những ai làm kinh doanh, doanh nghiệp sẽ sống sót để chờ được thấy ngày đó!

Đọc thêm các bài khác trong Series bài viết “Bài Toán Chi Phí Vận Hành Và Mặt Bằng Mùa Corona 2020

Chia sẻ của Chu Ngọc Cường

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...