Mục lục
Đối với CEO việc mong muốn sở hữu duy nhất một thương hiệu mạnh là thương hiệu Công ty là ưu tiên hàng đầu và khẳng định rằng nó sẽ có hiệu quả khi được dùng cho tất cả sản phẩm là để khẳng định sức mạnh của sự tập trung.
Cuộc chiến CMO và CEO
Có thể đúng, tại Việt Nam trường hợp này rất nhiều và đặc biệt trong ngành công nghiệp thì phân tích này có thể cho là gần như đúng với các thành công của hãng Tôn như Tôn Đông Á hay hãng Cao Su như Cao Su Đà Nẵng, họ tập trung rất nhiều từ nguồn lực, công nghệ để sở hữu 1 định vị và định vị đó đủ nuôi sống họ.
Tuy nhiên bài học của các Công ty thành công không phải lúc nào áp dụng cũng đúng, các Công ty tiêu dùng nhanh bắt đầu học tập tuy nhiên họ đã rất sai vì sự rập khuôn dẫn đến các sản phẩm tiêu dùng nhanh tại Việt Nam dần dần đuối sức trên cuộc đua.
Và nhận ra rằng việc tập trung vào 1 thương hiệu chỉ phục vụ cho khách hàng công nghiệp là đem lại lợi nhuận cao nhất còn nếu phục vụ khách lẻ thì sẽ dần dần thu dần trên thị trường. Rồi dần dần họ chuyển hướng.
Có thể sơ qua việc Trung Thành sở hữu hơn 300 nhãn hiệu là điều cực kỳ đáng để phân tích sự thành bại, hay bánh Tràng An có số lượng thương hiệu khá nhiều. Tuy nhiên nó lại là cái bẫy nếu không biết làm thương hiệu. Thử hỏi bao nhiêu bạn biết đến các thương hiệu con của Trung Thành và của Tràng An.
Vậy đâu là đúng và đâu là sai, CMO luôn cho rằng mỗi thương hiệu chỉ tồn tại trong tâm trí khách hàng 1 định vị duy nhất, khi nó bắt đầu mở rộng thì nó có thể đang rơi vào cái bẫy mỡ rộng hoặc có thể đang bước lên một định vị rộng hơn định vị ban đầu. Có thể mất cả 10 năm để xây dựng 1 thương hiệu có một định vị rõ ràng hoặc có thể là việc chi thật nhiều tiền.
Ví dụ: P&G không có sản phẩm nào tên là P&G mà chỉ có hơn 100 nhãn hiệu thuộc P&G. Bằng cách thâu tóm và mua các thương hiệu đã thành công trên thị trường. Đáng nhắc đến là thương hiệu Wella, từ một Công ty Đức với giá 6,5 tỷ euro. Hoặc tại Việt Nam, OMO đã chi rất nhiều tiền để chiếm lĩnh các định vị trong ngành tẩy rửa.
CEO và CMO, cuộc chiến không bao giờ kết thúc, tuy nhiên đứng trên phương diện phân tích thì cuộc chiến giữa bán cầu não trái và bán cầu não phải luôn xảy ra.
Lời khuyên của nhiều chuyên gia cho rằng các thương hiệu nhỏ phải hiểu được vị thế thật sự rõ ràng về thời gian, tiền bạc. Nếu không có tiền thì phải có thời gian và ngược lại. Đừng quá ham muốn và đâm đầu mở rộng thương hiệu mà nên tập trung hoặc mua lại nếu có một thương hiệu nào đó đang chiếm giữ tâm trí khách hàng.
Chia sẻ của Phạm Thanh Hạt
Đọc thêm các bài khác trong Series bài viết “18 Bài Học Cơ Bản Giúp Xây Dựng Thương Hiệu Một Cách Bài Bản Và Hiệu Quả Cho SME”
- Bài 1: Khởi Nghiệp Xây Dựng Thương Hiệu
- Bài 2: Câu Chuyện Về Thương Hiệu
- Bài 3: Tập Trung Vào Thương Hiệu Hay Trải Nghiệm?
- Bài 4: Hỏi Đáp Nhanh Về Thương Hiệu
- Bài 5: Thương Hiệu Khởi Nghiệp
- Bài 6: Đừng Tìm Nữa, Đây Mới Là Kênh Truyền Thông Tốt Nhất Của Thương Hiệu
- Bài 7: Thử “Giải Thiêng” Một Số Lầm Tưởng Về Xây Dựng Thương Hiệu Doanh Nghiệp
- Bài 8: Tính Nhất Quán Trong Thực Thi Chiến Lược Thương Hiệu
- Bài 10: Thương Hiệu – Đừng Bỏ Nhiều Tiền Thuê Người Đào Hố Chôn Mình
- Bài 11: Xây Dựng Hình Ảnh Thương Hiệu Trong Tâm Trí Khách Hàng
- Bài 12: Giải Pháp Hiệu Quả Để Doanh Nghiệp Việt Tăng Doanh Số, Nâng Tầm Thương Hiệu
- Bài 13: Tăng Tốc Bán Ra – Nâng Tầm Thương Hiệu
- Bài 14: Chọn Thương Hiệu Tổ Chức Hay Cá Nhân?
- Bài 15: Hành Trình Xây Dựng Thương Hiệu Bao Gồm Những Công Việc Gì
- Bài 16: Văn hoá phục vụ
- Bài 17: Sản Phẩm Phải Trước Thương Hiệu?
- Bài 18: Xây dựng thương hiệu để bán hàng (Sales & Branding)