Thương hiệu KHÔNG quan trọng, công việc kinh doanh của bạn quan trọng hơn.
Nếu các bạn hỏi các doanh nghiệp có giá trị thương hiệu hàng đầu Việt Nam ban đầu họ đã chi ra bao nhiêu tiền để xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, họ sẽ e lệ và lúng túng lắm đấy. Bởi vì “mình có biết gì về thương hiệu đâu, mình chỉ biết kinh doanh thôi”.
Sức mạnh thương hiệu của doanh nghiệp bắt đầu từ sức mạnh của doanh nghiệp ấy, từ sản phẩm, qui mô, khả năng tài chính, vận hành… Chưa làm tốt những cái đó đừng nên mơ màng về “thương hiệu doanh nghiệp”
Định vị thương hiệu KHÔNG quan trọng, định vị ngành nghề quan trọng hơn
Bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực nào? Có cách nhìn nào khác hơn về lĩnh vực bạn đang kinh doanh không? Ngành nghề bạn đang kinh doanh đang đi lên hay đi xuống? Nếu nó đang đi lên, tốt rồi, làm sao khai thác triệt để xu thế đó, nếu nó đang đi xuống, liệu có một cách nhìn khác, một cách chuyển hướng khác cho ngành nghề kinh doanh không?
Định vị được một ngành nghề kinh doanh theo cách cung cấp giá trị (thực tế hay cảm tính) cho nhóm đối tượng của mình quan trọng hơn nhiều so với định vị cho thương hiệu của mình.
Chỉ có truyền thông thì không thể xây dựng được thương hiệu doanh nghiệp
Tùy ngành nghề, nhưng nói chung truyền thông chỉ có thể, may ra, đem lại khoảng 30% giá trị cho thương hiệu. Sức mạnh thương hiệu của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào độ phủ của sản phẩm dịch vụ, hoạt động chăm sóc khách hàng (giờ người ta gọi là quản trị trải nghiệm khách hàng), sức mạnh tài chính, ưu thế về sản phẩm (sức sáng tạo, độ “độc nhất”, giá cả…), lợi thế so với các cơ quan quản lý và điều phối, sức mạnh cạnh tranh…vv.
Thế nhưng tại sao ngày xưa người ta đề cao (đúng đắn) tầm quan trọng của việc dùng truyền thông để xây dựng thương hiệu? Vì sao ngày xưa mọi người nói không thể chờ “hữu xạ tự nhiên hương”? Đó là vì ngày xưa, truyền thông bị độc quyền và doanh nghiệp có thể dùng tiền để “độc quyền” truyền thông.
Còn hiện nay, khi bất cứ ai cũng có thể trở thành một kênh truyền thông thì “hữu xạ” có thể được phát tán đi xa, cho nên, tầm quan trọng của các hoạt động “branding truyền thống” nên được xem xét lại.
Chia sẻ của Nguyen Thanh Son
Đọc thêm các bài khác trong Series bài viết “18 Bài Học Cơ Bản Giúp Xây Dựng Thương Hiệu Một Cách Bài Bản Và Hiệu Quả Cho SME”
- Bài 1: Khởi Nghiệp Xây Dựng Thương Hiệu
- Bài 2: Câu Chuyện Về Thương Hiệu
- Bài 3: Tập Trung Vào Thương Hiệu Hay Trải Nghiệm?
- Bài 4: Hỏi Đáp Nhanh Về Thương Hiệu
- Bài 5: Thương Hiệu Khởi Nghiệp
- Bài 6: Đừng Tìm Nữa, Đây Mới Là Kênh Truyền Thông Tốt Nhất Của Thương Hiệu
- Bài 8: Tính Nhất Quán Trong Thực Thi Chiến Lược Thương Hiệu
- Bài 9: Sở Hữu Một Thương Hiệu Hay Nhiều Thương Hiệu Là Tốt
- Bài 10: Thương Hiệu – Đừng Bỏ Nhiều Tiền Thuê Người Đào Hố Chôn Mình
- Bài 11: Xây Dựng Hình Ảnh Thương Hiệu Trong Tâm Trí Khách Hàng
- Bài 12: Giải Pháp Hiệu Quả Để Doanh Nghiệp Việt Tăng Doanh Số, Nâng Tầm Thương Hiệu
- Bài 13: Tăng Tốc Bán Ra – Nâng Tầm Thương Hiệu
- Bài 14: Chọn Thương Hiệu Tổ Chức Hay Cá Nhân?
- Bài 15: Hành Trình Xây Dựng Thương Hiệu Bao Gồm Những Công Việc Gì
- Bài 16: Văn hoá phục vụ
- Bài 17: Sản Phẩm Phải Trước Thương Hiệu?
- Bài 18: Xây dựng thương hiệu để bán hàng (Sales & Branding)