Sau khi làm ra được content, post lên fanpage hoặc website rồi thì chúng ta nên làm gì? Content là cái chúng ta làm ra, lúc nào chúng ta cũng yêu thương và tự hào về nó, nên thường hay nghĩ rằng: Content của mình hay lắm, thật tuyệt. Sau mấy ngày không thấy ai tương tác thì nghĩ rằng: Chắc Facebook có vấn đề, Fanpage có vấn đề, chắc người dùng có vấn đề, chắc đang bị xui tháng cô hồn…
Thỉnh thoảng chúng ta cũng hay đánh giá chủ quan Content của người khác: đôi lúc đúng nhưng đôi lúc sai. Content bán hàng, viral hoặc hữu ích thì thường nhắm đến mục tiêu số đông, nên cách kiểm chứng chính xác chính là dùng số đông ( trừ thư tình thì “khách hàng mục tiêu” sẽ là một người).
Content cũng nhắm đến khách hàng mục tiêu chứ không phải đại trà, do đó bạn cũng lưu ý đối tượng quan tâm đến chủ đề mà Content đang nói đến, nghĩa là cần chọn đối tượng để kiểm chứng.
Sau khi làm ra Content bạn có thể đưa cho 1 số người có quan tâm xem và đánh giá, hoặc có thể nhờ 1 số người có chuyên môn để đánh giá. Nhưng chắc chắn cách này có tính chủ quan của 1 số ít người, ngay cả người có chuyên môn.
Do đó bạn cần đưa Content ra nhóm đông người hơn, tôi thì thường hay post lên Facebook cá nhân, sau đó post lên Fanpage nhưng hạn chế đối tượng ( Bạn có thể hạn chế về độ tuổi, vị trí địa lý, sở thích…chỉ những người đó mới nhìn thấy)
Để kiểm chứng Content thì tôi thường dùng công thức:
MDH = (tổng comment+ tổng share )/ tổng like
MDH: Mức độ hay.
Nếu MDH từ 10% trở lên thì bạn có thể tự tin rằng Content hay rồi đó. Vì Content phải hay thì mới khiến cho người ta hành động như comment vì nó tốn nhiều công sức hơn là bấm nút like. Tuy nhiên phải tiếp cận đủ nhiều người quan tâm đến chủ đề thì công thức này mới đúng. Nếu chưa đủ nhiều người thì không áp dụng được.
Sau khi có kết quả, ví dụ Content hay thì làm gì? Không hay thì bạn sẽ làm gì? Để bạn ngày càng tiến bộ, ngày càng giỏi hơn, có ai đó đã nói “mỗi ngày phải học thêm được một điều”. Dù nó khá hay, nhưng theo tôi nó vẫn chưa đúng, phải là mỗi ngày phải học được một điều đúng.
Điều đúng rất quan trọng, học được một điều đúng có giá trị hơn học 10 điều sai, hoặc những điều lúc đúng lúc sai. Những điều lúc đúng lúc sai ở trên đời này thì vô vàn
Ví dụ: “content thì nên ngắn”, “content thì nên dài”, “muốn viết content hay thì phải có khả năng bẩm sinh”, “muốn viết content hay thì chỉ cần bỏ thời gian ra rèn luyện”….
Tại sao chúng ta học Tiếng Anh 11 năm từ hồi trung học đến khi sau khi ra khỏi Đại Học vẫn không bằng một người ở Nhật học tiếng Anh 3 năm? Dù chúng ta học ở trường, học thêm thầy cô, và có học ở trung tâm nữa? Sau khi tôi tốt nghiệp ĐH, tôi phải bỏ thêm 2 năm để chỉnh lại phát âm sai, rồi mới giao tiếp thành thạo với người nước ngoài được(nhưng vẫn chưa chuẩn, chỉ là họ có thể hiểu được dù biết chưa đúng)
Tại sao một người ở Mỹ/ Nhật sau khi tốt nghiệp ĐH thì thường giỏi hơn người Việt mình tốt nghiệp ĐH? Dù họ đâu có học siêng năng hơn mình? Người Việt mình không thua kém về tư duy, hay về độ siêng năng “cày bừa” so với bất cứ người dân quốc gia nào, bằng chứng là cứ ra nước ngoài là người Việt mình tỏa sáng: Người Việt mình có người làm trong Nasa bằng cấp tiến sĩ, có người là tỉ phú (làm kinh tế giỏi)…hay như bác Phạm Nhật Vượng là người giàu nhất Việt Nam, cũng là người từng ra nước ngoài học và kinh doanh
Bên cạnh việc môi trường ảnh hưởng thì ý tôi muốn nói, điều quan trọng là học được điều đúng. Họ có thầy chỉ ra những điều đúng, họ có phương pháp học đúng, phương pháp làm đúng, môi trường xã hội của họ tôn vinh giá trị của điều đúng, từ những điều đúng đó lại là nền tảng để họ học được điều đúng khác.. Cứ như vậy nên ngày càng giỏi.
Quay trở lại với Content, sau khi chúng ta kiểm chứng và cho kết quả: content chất hoặc content thì bạn nên đặt vấn đề là nó vào điều gì? Nó chất nhờ đâu? Nó hay nhờ yếu tố nào? Tại sao content thất bại? Khi thất bại thì rất dễ chỉ ra
Vì chỉ cần 1 yếu tố là đủ để thất bại, nhưng khi content thành công, nó phải là tổng hợp của nhiều yếu tố. Do đó bạn nên đặt giả định nó thành công vì điều gì, rồi ghi vào sổ tay, sau này bạn sẽ kiểm chứng yếu tố đó với content khác, với trường hợp khác. Nó sẽ giúp bạn rút ra, đâu mới là điều đúng
Tóm lại, dù bạn làm ra content chất hay content thất bại, thì vẫn luôn đặt câu hỏi và tự trả lời với giả định của bạn. Sau đó bạn sẽ kiểm chứng những điều đó với content kế tiếp của bạn, hoặc với của người khác. Làm như vậy bạn sẽ tiến bộ vì học được những điều đúng.
Bài đã quá dài, và bài này kết thúc chuỗi bài Content sao cho chất. Cảm ơn bạn đã theo dõi, và kiên nhẫn vì mình không viết đều đặn được.
Chia sẻ của Bao Kiem
Đọc thêm các bài khác trong Series bài viết “22 Bí Mật Về Content Marketing Mà Bạn Nên Biết Năm 2020”
- Bài 1: Content Marketing Là Gì? Cách Viết Content Marketing Chất
- Bài 2: Hiểu rõ về Content Marketing
- Bài 3: Cách Học Content Marketing Đúng Đắn Cho Người Mới Bắt Đầu
- Bài 4: Content Marketing Hay Content Branding?
- Bài 5: Content For Personal Branding
- Bài 6: Content Marketing – Chân Dung Và Hành Trình Khách Hàng
- Bài 7: Tư Duy Trước Content
- Bài 9: Về Thực Trang Content Marketing Hiện Nay
- Bài 10: 5 Điều Có Thể Bạn Chưa Biết Về Content Marketing!
- Bài 11: 9 Ý Tưởng Content Marketing
- Bài 12: 6 Cách Viết Content Story-Telling Thu Hút
- Bài 13: Content Cho Người Giàu – Content Cho Người Nghèo
- Bài 14: Cách Làm Content Marketing Chuyên Nghiệp
- Bài 15: Content Đắt, Có Cần Bắt Trend?
- Bài 16: Hướng Dẫn Cách Tự Viết Content Marketing Bá Đạo Trên Từng Hạt Gạo
- Bài 17: Muốn Viết Content Chất Lượng: Đừng Ngồi Bàn Giấy Hoài, Cứ Xách Balo Mà Đi Đi!
- Bài 18: Làm Content Marketing Theo Cách 1 Cuộc Chiến
- Bài 19: Durex Đú Trend Tốt Hay Content Marketing Tốt
- Bài 20: Cách Làm Content Cho Ngành Mỹ Phẩm
- Bài 21: Content Insight 03 – Tìm Insight Cho Sản Phẩm “Nội Y Cao Cấp”
- Bài 22: Hợp Tác Với Content Agency – Nên Hay Không?