Mục lục
Mùa Covid, rất nhiều lời khuyên đưa ra cho doanh nghiệp để làm marketing / kinh doanh… Đó đều là những lời có tâm và kiến thức. Nhưng anh chị em cần cẩn thận và lắng nghe chọn lọc. Luôn suy nghĩ và tự phản biện xem mình có thật sự phù hợp hay không, tránh đổ xô đi làm theo xu hướng hoặc “nghe ai đó”
Bài này tổng hợp ý kiến nhiều chủ doanh nghiệp trong ngành Kinh doanh online
1. Về trào lưu làm việc ở nhà (remote team)
- LỢI: Tiết kiệm tiền vận hành, văn phòng, tránh nguy cơ dịch bệnh, ko tốn thời gian đi lại làm đi.
CÂN NHẮC
- Nhân sự có đủ giỏi hoặc chuyên nghiệp để làm remote chưa? Nên nhớ thay đổi thói quen rất khó, và các hệ lụy phát sinh khó mà lường hết được
- Thay đổi nào cũng đau đớn và tốn kém. Làm ko khéo có khi toang trước khi thấy kết quả
- Lý thuyết hay, nhưng để làm được thì công ty nào cũng trải qua quá trình sàng lọc và đào tạo đội ngũ, thay đổi quy trình… Tốn kém tiền và thời gian chứ không “ngon ăn” như lời đồn
2. Không được, thì nên tái cấu trúc, tập trung xây dựng hệ thống
- LỢI:
- Kiện toàn hệ thống, cắt giảm được những thứ thừa thãi, những phần tử yếu kém
- Thắt chặt hiệu suất và giữ vững tinh thần đội ngũ
- Tìm ra cơ hội mới trong khó khăn
CÂN NHẮC
- Tiền không có, chi phí vẫn phải trả, thì bao nhiêu doanh nghiệp đủ bình tĩnh mà lo mất cái kia, đó là thực tế. Có thực mới vực được đạo mà.
- Mỗi ngày mở mắt ra thấy lỗ thì áp lực lớn cỡ nào, mà tập trung ngồi xây dựng .
- Đôi khi từ bỏ (đóng cửa, chấp nhận rút lui) cũng là phương án
3. Đổi mới sản phẩm để thích nghi.
- LỢI:
- Tìm ra các nguồn thu mới
- Sản phẩm phù hợp hơn với thực tế thị trường
- Bán được cho những nhóm trước giờ chưa khai thác
CÂN NHẮC
- Mất bao lâu để ra được một sản phẩm mới? Đâu phải tối nay nghĩ là mai có. Đơn vị tính bằng tháng
- Chưa bán được nó thì chúng ta vẫn cần tiền để sống.
- Khi thay đổi, cần nỗ lực gấp hai gấp ba và đầu tư vào đó một nguồn lực cũng tương tự để có thể sống được trong lúc chuyển mình.
- Cái gì cũng có rủi ro. Bình thường làm 10 sản phẩm ăn 1, mà lúc khó chắc gì đã ăn được 1 (thậm chí 0.5)
4. chuyên gia nói phải đúng chứ. Họ cũng đã trải qua và chia sẻ lại cơ mà
- Đứng ở ngoài nhìn vào và chỉ tay thì ko khó.
- Nhưng ở bên trong, một thay đổi nhỏ cũng làm cho rất nhiều người mất việc và doanh nghiệp sa lầy vào khó khăn .
- Chuyên gia nói đúng, và hay. nhưng trong chừng mực nào đó, họ vẫn đứng ngoài doanh nghiệp bạn.
- Nghe để có cảm hứng, được động viên cũng tốt nhưng nên nghe có chọn lọc.
- Chuyên gia không làm thay chúng ta và cũng không cứu sống chúng ta bằng bài viết.
“Đường mình đi, phải tự mình quyết định”
5. Hãy tham lam khi người ta sợ hãi
Câu này kinh điển của Warren Buffett. Nhưng khi chứng khoán Mỹ sụp mấy hôm nay thì cụ Buffet vẫn đứng ngoài cầm hơn trăm tỷ USD mà chưa vội làm
Trong khi các bạn trẻ hô hào bắt đáy coin, chứng khoán . Vài hôm cháy tài khoản
Cái khó nhất là lúc nào biết tham, lúc nào biết sợ hãi nhé
Doanh nghiệp nên làm gì?
Không thể ngồi im
- Chấp nhận sự thật tàn nhẫn: vài năm qua kiếm được 10 đồng thì giờ phải chấp nhận chỉ còn 5 đồng, thậm chí 3 đồng. Tệ nhất là đủ sống tằn tiện
- Cắt giảm và thu gọn : lúc thuận lợi thì xênh xang. văn phòng đẹp. Nhân sự đông. Ăn uống, team building sang chảnh. Giờ mạnh dạn giảm xuống mức tối thiểu
- Xắn tay lên. Trước đây sếp có thể không cần đi Sales. Giờ thì nhảy vào với anh em luôn. Việc nhỏ nhặt cũng sẵn sàng làm. không kịp là chết..
- Suy nghĩ tích cực: khủng hoảng để chọn lọc lại là điều tốt. Qua dịch, những doanh nghiệp có đề kháng tốt, có nền tảng vững vàng hơn số sẽ phất lên
- Tập trung vào việc của mình: bớt chuyện tám, bớt cô Vy cô Na, bớt đồng nghĩa với nhiều cái tên sẽ biến mất.
- Chấp nhận làm lại: nếu cần phải đóng cửa, hãy mạnh dạn. Thất bại có thể làm lại nếu còn niềm tin, tâm sức. đau đớn nào rồi cũng qua
Chia sẻ của Lê Anh Tuấn