Mục lục
Lần trước, tôi đã có bài phân tích về tại sao lại phải làm thương hiệu trước khi bán sản phẩm qua những lần tôi áp dụng kiến thức rút ra được. Tuy nhiên, nhận thấy có nhiều bạn thắc mắc về việc doanh nghiệp khởi nghiệp ít vốn thì nên làm thế nào để xây dựng thương hiệu khi không có phương án tương tự như với các nhãn hàng lớn, nên hôm nay tôi viết tiếp 1 bài về 1 số phương pháp hay, dễ áp dụng để làm thương hiệu.
Trong start – up có thuật ngữ Bootstrapping (tự thân vận động), tức là thường khởi nghiệp ta phải tự vận động làm nhiều thứ. Và đây sẽ là các phương pháp mà bạn cùng Team của mình có thể thực hiện được mà không phải mất quá nhiều chi phí.
Trước hết, hãy bắt đầu với quan sát sau đây: Các xe bán café pha máy dọc đường phố Sài Gòn. Các bạn thấy họ thế nào ? Rất chuyên nghiệp đúng không! Tôi đã rất ấn tượng trước điều này. Dù dịch vụ của họ cung ứng chỉ bằng 1 chiếc xe mini thôi nhưng vẫn khiến người đi đường cảm thấy hấp dẫn, cuốn hút. Bạn hãy nhìn kĩ và sẽ rút ra được nhiều điều để áp dụng.
Sau đây là một số kĩ thuật
Kĩ thuật số 1
Hãy làm đồng phục cho công ty, viết rõ sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, thiết kế logo, viết câu slogan, name card: đây là những điều đơn giản nhất mà bạn có thể làm với chi phí không cao. Bởi lẽ, bản chất của điều này đã gián tiếp nói với khách hàng: chúng tôi là những nguời chuyên nghiệp.
Đừng bao giờ coi thường hình thức của công ty, trang phục mà bạn mặc. Họ chưa biết sản phẩm/dịch vụ của bạn ra sao nhưng tất cả những thứ này đã nói thay cho bạn: bạn hoàn toàn nghiêm túc 100% với công việc.
Kĩ thuật số 2
Xây dựng web, fanpage, kênh youtube, và đặc biệt là profile cá nhân các chuyên viên, co – founders, cố vấn…v.v… Phillip Kotler trong một ấn bản gần đây nói rằng khách hàng hiện tại tiếp cận bạn theo cả 2 hướng: showrooming (gian hàng thực tế) và webrooming (gian hàng online). Họ sẽ kết nối với bạn qua cả 2 kênh này.
Và thực tế là khi họ đã có 1 chút ấn tượng ban đầu thì hành động tiếp theo sẽ là tìm hiểu sâu hơn. Các kênh online hiện tại đều có chi phí rẻ và nếu bạn có kĩ năng bạn hoàn toàn có thể xây dựng nội dung cho chúng. Các công cụ trợ giúp đắc lực thì tất nhiên không thể thiếu đó là Smartphone.
Hiện nay các camera trên Smartphone đã rất hiện đại, giá thành lại rẻ nên chúng sẽ giúp bạn tạo nội dung với chất lượng hình ảnh, âm thanh tốt (Bằng chứng: rất nhiều nhà báo hiện nay đi đưa tin đã dùng smartphone thay cho máy ảnh chuyên dụng)
Kĩ thuật số 3
Làm content marketing. Vâng, thực sự nếu phải nói cái gì quan trọng nhất thì tôi không ngần ngại chỉ thẳng vấn đề content marketing. Vì sao? Vì đơn giản đó là cách mà bạn nói với khách hàng về sản phẩm/dịch vụ của tôi.
Tôi khuyên bạn hãy tập trung chất xám, kì công tạo ra các ấn bản mang dấu ấn của riêng bạn. Bởi lẽ, mọi thứ có thể copy nhưng kinh nghiệm, cá tính riêng của bạn thì không. Khách hàng đọc và sẽ thấy cái Chất riêng của bạn trong đó, không lẫn với các đối thủ khác.
Lưu ý thêm về content marketing
- Content hiện tại đến 2019 này bạn phải làm đẩy đủ cả 3 dạng là:
- Bài viết
- Hình ảnh
- Video (video là chất xúc tác cực lớn).
Hãy suy nghĩ để tạo ra nội dung có chiều sâu, và nên nhớ: Đừng copy! Khách hàng họ đọc giọng văn copy và khi trải nghiệm thực tế ra sao họ sẽ biết ngay có sự sai lệch, đó là một điều không hay! Thêm vào đó, thuật toán của cỗ máy Google luôn đánh giá cao các bài viết được đánh máy hơn, nên copy sẽ không phải là giải pháp cho vấn đề SEO Website.
Xây dựng nội dung chi tiết xung quanh sản phẩm/dịch vụ của bạn, tham khảo công thức: 5W1H. Hãy viết rõ và phân tích thật sâu, hãy cho khách hàng thấy rằng bạn đã kì công như thế nào để mang sản phẩm/dịch vụ này đến cho họ.
Đừng bao giờ quên câu chuyện thương hiệu: Câu chuyện đơn giản, dễ nhớ và có cảm xúc là một chất kích thích tâm lý rất tốt, đó là thứ mà khách hàng sẽ dễ in vào đầu hơn là các lý lẽ logic và con số khô khan. Và dĩ nhiên là câu chuyện thương hiệu thì chẳng phải chỉ dành riêng cho nhãn hàng lớn.
Chia sẻ của Thanh Nguyen
Đọc thêm các bài khác trong Series bài viết “18 Bài Học Cơ Bản Giúp Xây Dựng Thương Hiệu Một Cách Bài Bản Và Hiệu Quả Cho SME”
- Bài 2: Câu Chuyện Về Thương Hiệu
- Bài 3: Tập Trung Vào Thương Hiệu Hay Trải Nghiệm?
- Bài 4: Hỏi Đáp Nhanh Về Thương Hiệu
- Bài 5: Thương Hiệu Khởi Nghiệp
- Bài 6: Đừng Tìm Nữa, Đây Mới Là Kênh Truyền Thông Tốt Nhất Của Thương Hiệu
- Bài 7: Thử “Giải Thiêng” Một Số Lầm Tưởng Về Xây Dựng Thương Hiệu Doanh Nghiệp
- Bài 8: Tính Nhất Quán Trong Thực Thi Chiến Lược Thương Hiệu
- Bài 9: Sở Hữu Một Thương Hiệu Hay Nhiều Thương Hiệu Là Tốt
- Bài 10: Thương Hiệu – Đừng Bỏ Nhiều Tiền Thuê Người Đào Hố Chôn Mình
- Bài 11: Xây Dựng Hình Ảnh Thương Hiệu Trong Tâm Trí Khách Hàng
- Bài 12: Giải Pháp Hiệu Quả Để Doanh Nghiệp Việt Tăng Doanh Số, Nâng Tầm Thương Hiệu
- Bài 13: Tăng Tốc Bán Ra – Nâng Tầm Thương Hiệu
- Bài 14: Chọn Thương Hiệu Tổ Chức Hay Cá Nhân?
- Bài 15: Hành Trình Xây Dựng Thương Hiệu Bao Gồm Những Công Việc Gì
- Bài 16: Văn hoá phục vụ
- Bài 17: Sản Phẩm Phải Trước Thương Hiệu?
- Bài 18: Xây dựng thương hiệu để bán hàng (Sales & Branding)