Nếu bạn đã từng xem qua các chương trình, bài báo, thời sự về Khởi nghiệp, Gọi vốn thì chắc hẳn bạn sẽ bắt gặp một trong những thuật ngữ viết tắt, tiếng Anh lẫn Việt mà những người làm khởi nghiệp thường dùng. Sau đây là 25 thuật ngữ về khởi nghiệp thông dụng, hi vọng bạn đọc xong sẽ hiểu rõ hơn về “ngôn ngữ” mà giới khởi nghiệp, đầu tư hay dùng với nhau nhé!
Funding (gọi vốn): Khi không còn đủ vốn duy trì và phát triển ý tưởng, các startup phải kêu gọi vốn (qua các vòng khác nhau) từ các nhà đầu tư.
Pre-seed Round: là giai đoạn khi các ý tưởng, kế hoạch thực hiện được đưa ra và công ty mới thành lập. Các Founder sẽ rót vốn vào để doanh nghiệp có thể đi vào hoạt động gọi là Boostrapping.
Seed Round (Vòng hạt giống): là khi các Startup kêu gọi và nhận vốn đầu tư từ nhà đầu tư thiên thần.
Angel Investor (Nhà đầu tư thiên thần): là những nhà đầu tư có số vốn nhỏ, thường là những nhà đầu tư cá nhân và thân quen với bạn như gia đình, bạn bè, người thân,…
Serial Rounds (Vòng cấp vốn): Ví dụ: Serial A, B, C, …
Series A: là thời gian các công ty đã có sự phát triển nhanh chóng về mặt doanh thu, thị trường, quy mô doanh nghiệp…
Series B, C, …là các vòng cấp vốn Series B, C sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng, chiếm lĩnh thị phần. Thông thường tùy vào loại hình, sản phẩm – dịch vụ của doanh nghiệp mà các Co-founder sẽ cân nhắc gọi vốn ở vòng này.
Capital Investor (Nhà đầu tư tài chính): là những nhà đầu tư chuyên nghiệp, thường quản lý những quỹ đầu tư mạo hiểm.
Strategic Investor (Nhà đầu tư chiến lược) là nhà đầu tư tài chính và cùng làm việc với Startup để hỗ trợ cho các Startup rất nhiều trong quá trình phát triển công ty.
Pitching (Thuyết trình): Startup phải trình bày như thế nào để thu hút sự chú ý của nhà đầu tư và họ cảm thấy mình sẽ được những lợi ích gì khi đầu tư phát triển dự án này.
Exiting (thoái vốn/hoàn vốn): là giai đoạn cuối khi Startup đã trưởng thành, nhà đầu tư thoài vốn theo ty lệ đã thỏa thuận.
Round Exiting: là giai đoạn các nhà đầu tư sẽ rút vốn khi doanh nghiệp đã đủ cứng cáp và trưởng thành. Giá trị thoái vốn sẽ tùy vào sự thỏa thuận của Founder và Investor.
Direct Sales: là hình thức một công ty bán sản phẩm trực tiếp tới khách hàng, không cần đi qua công ty, nhà phân phối trung gian.
Influencer marketing: là hính thức marketing sử dụng người có ảnh hưởng để gửi thông điệp của nhãn hàng đến thị trường hoặc quảng cáo cho sản phẩm.
Market size: là tổng nhu cầu thị trường, hay là dung lượng thị trường
Hệ số P/E: là hệ số phản ánh mối quan hệ giữa giá cổ phiếu trên thị trường (Market Price – P) và lợi nhuận thu về trên mỗi cổ phiếu (Earning Per Share – EPS). Thông thường chỉ số P/E càng thấp càng tốt.
Due Diligence: là quá trình thẩm định doanh nghiệp, nhà đầu tư xem xét, đánh giá lại thông tin, tình hình tài chính của startup trước khi ra quyết định đầu tư như đã cam kết.
Conversion Rate (CR): là chỉ số đo việc những khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thật sự khi họ mua một món hàng hay dịch vụ của bạn.
Pre-money vs. Post-money Valuation: Pre-money là giá trị của công ty trước khi gọi vốn, và post-money là sau khi gọi vốn. Post-money valuation = Pre-money valuation + New funding.
KOL: Key Opinion Leader: những người có tầm ảnh hưởng trong một lĩnh vực nào đó, được đông đảo mọi người biết đến và mọi người chịu sự tác động của họ.
KPI: là viết tắt của Key Performance Indicator, là chỉ số đánh giá hiệu quả công việc dùng để đo lường mức độ hiệu quả trong công việc của một công ty, một nhân viên dựa trên mục tiêu kinh doanh đã đề ra.
Royalties(Phí nhượng quyền): là điều mà các “cá mập” có thể đề nghị. Phí này thường xuất hiện trong các thương vụ nhượng quyền nhưng chữ “nhượng quyền” không mô tả chính xác bản chất của loại phí này. Nói đơn giản, đây là một loại phí mà doanh nghiệp sẽ trả theo phần trăm (%) hoặc mức cố định cho mỗi một đơn vị hàng hóa được bán.
Down round: là trường hợp một công ty tư nhân chào bán thêm cổ phiếu với mức giá thấp hơn so với mức giá đã được chào bán ở vòng trước đó.
Preferred stock (cổ phần ưu đãi): là chứng khoán tài chính do công ty cổ phần phát hành cho các cá nhân hay định chế đầu tư để gọi vốn dài hạn. Cổ phần ưu đãi cho phép người nắm giữ sở hữu một phần của công ty với những quyền lợi ưu tiên hơn so với cổ đông phổ thông.
Quyền mua cổ phiếu: là quyền dành cho các cổ đông mua một số lượng cổ phiếu nhất định với mức giá thấp hơn giá hiện hành trên thị trường của cổ phiếu đó. Ví dụ, với yêu cầu 1 triệu USD quyền mua cổ phần mới ở vòng sau với giá discount 20%, nhà đầu tư sẽ có quyền mua cổ phần của Công ty ở vòng sau với giá thấp hơn 20% so với các nhà đầu tư khác.
Convertible Bond (trái phiếu chuyển đổi): là loại trái phiếu có thể chuyển đổi được thành cổ phiếu (cổ phiếu thường hoặc cổ phiếu ưu đãi) tại một thời điểm đã xác định trước trong tương lai theo quyết định của chủ sở hữu trái phiếu.
ESOP (Employee Stock Ownership Plan): là kế hoạch thực hiện quyền sở hữu cổ phần cho người lao động. ESOP là phương thức công ty áp dụng để từng cá nhân làm việc trong công ty đều có thể sở hữu cổ phiếu của công ty.
CAP (Capped Notes): là mức trần Pre-money (định giá công ty trước khi nhà đầu tư rót vốn) mà nếu thiếu nó, nhà đầu tư sẽ bị pha loãng cổ phần quá mức mong muốn ở thời điểm chuyển đổi Convertible Notes thành cổ phần.
Ví dụ, Viec. co, Shark Dzung đưa mức CAP 2, 5 triệu USD; có nghĩa là sau khoản rót Convertible Loan của Shark Dzung, startup có thể tiếp tục huy động các vòng Pre-A or Round A, Pre-money có thể là 2, 5 triệu USD, hoặc 5 – 10 triệu USD. Nhưng trong mọi trường hợp, khi chuyển đổi khoản vay thì Pre-money đối với khoản Convertible Loan của Shark Dzung vẫn áp mức trần là 2, 5 triệu USD.
Bridge loan (khoản vay bắc cầu): là một khoản vay ngắn hạn được sử dụng cho tới khi một cá nhân hay công ty củng cố được khả năng tài chính dài hạn hoặc thanh toán được các nghĩa vụ nợ hiện tại.
Cross-Sell (hay Cross-Selling – Bán hàng chéo): cách thức giới thiệu những sản phẩm hoặc dịch vụ đi kèm với thứ mà khách hàng đã hoặc đang mua.
Hãy cho Startup Insider biết, bạn đã từng gặp bao nhiêu trong số những thuật ngữ trên nhé!
Chia sẻ của Khuong Le Van