Trong môn học tên là Thương mại quốc tế, có một phần gọi là Mô hình kim cương Porter (Porter Diamond) với nhiều tiêu chí để đánh giá một thị trường ở một quốc gia.
Một trong số đó, có ĐỘ KHÓ TÍNH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG, thuộc nhóm các điều kiện về nhu cầu. Độ khó tính này thể hiện qua một số hành động như việc cân nhắc trước khi quyết định mua, tìm hiểu kỹ thông tin trước khi mua, v.v…
Trong môn marketing căn bản, mình cũng được học về Quá trình quyết định mua của người tiêu dùng. Quá trình này có 5 bước lần lượt là:
- Nhận biết nhu cầu
- Tìm kiếm thông tin
- Đánh giá các phương án
- Quyết định mua
- Đánh giá sau khi mua.
Không phải khi nào quá trình này cũng đầy đủ 5 bước. Tùy vào mặt hàng và hoàn cảnh mua mà các bước có thể được rút ngắn lại. Nhưng thông thường, những sản phẩm có giá trị cao hoặc chưa mua bao giờ sẽ khiến người tiêu dùng cân nhắc nhiều hơn cả.
Vậy với sản phẩm như nước giải khát, bạn đã đủ độ khó tính chưa? Cùng tham khảo một chút kiến thức sau đây nhé.
Ví dụ về một lon nước ngọt có dòng chữ “Không calo”.
Calo là năng lượng, năng lượng dư thừa sẽ chuyển hóa thành mỡ và tích trữ dưới da, đây là kiến thức mọi người đều biết. Vậy còn gì tuyệt hơn khi được uống một lon nước ngọt với vị bạn thích mà không lo rằng mình sẽ mập lên? Và thế là bạn tự nhủ các hãng nước ngọt đã có bước tiến mới trong ngành thực phẩm, và bạn thay thế tất cả nước ngọt của mình thành loại nước không calo.
Chúng ta hiếm khi đọc bảng thành phần của sản phẩm, vậy nên chúng ta hầu hết đều bị marketing (cái vỏ bao) lừa, như câu chuyện “sữa hạt” nhưng vẫn có thành phần sữa bò chẳng hạn.
Thế nhưng đôi khi bạn đọc đi nữa, thì bạn vẫn sẽ bị lừa y như cách mà mình đã bị. Trong lon nước ngọt không calo kia, quả thực không có thành phần đường và cũng không chứa calo nào cả. Thành phần duy nhất mà nó có là Natri – chiếc muối bị cảnh báo là không nên dùng nhiều vì sẽ làm tăng huyết áp.
Ồ, vậy là toai đã ngu ngốc lựa chọn loại nước ngọt với hy vọng không béo phì, nhưng nó làm toai dễ bị cao huyết áp nice try.
Mọi chuyện vẫn chưa hết, cho đến khi mình nghiệm ra rằng chúng ta đã bị LỪA.
Theo báo cáo của Harvard’s School of Public Health, các loại nước ngọt “diet” (calo thấp hoặc không calo) nếu được dùng hằng ngày sẽ tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa lên 36% và tăng 67% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Chìa khóa giải đáp sự mâu thuẫn giữa việc này và “không calo” nằm ở vị ngọt của nó – chất làm ngọt nhân tạo.
Không có đường, nước không thể ngọt, vậy cách duy nhất để giữ được vị ngọt mà DNA của chúng ta luôn thèm khát chính là chất làm ngọt nhân tạo.
Chất này cũng đểu chả kém f*ck boy là mấy, chúng không chỉ đánh lừa việc sợ béo của toai mà nó còn đánh lừa luôn bộ não của toai nữa: Nghiên cứu cho thấy rằng chúng có thể ngăn chúng ta liên kết vị ngọt với lượng calo nạp vào. Kết quả là, não sẽ tự hỏi “Ủa đ*, calo của tao đâu?”, và nhận nhầm rằng có sự thiếu hụt calo trong cơ thể. Vâng thưa quý zị, thế là chúng ta có thể thèm đồ ngọt hơn, có xu hướng chọn đồ ngọt và thế là tăng cân
Đấy, và trên đây là câu chuyện bị lừa của mình – Một người tiêu dùng khó tính nhưng chưa đủ, học marketing nhưng chưa đủ khôn. Hiện nay, người tiêu dùng Việt Nam đã có nhiều cân nhắc hơn trong quá trình mua hàng, nhưng còn chưa khó tính lắm bởi còn tồn đọng sự cuồng ngoại bài nội.
Các bạn hãy khó tính lên, khó tính với cả lon nước ngọt không calo nữa. Bởi lẽ, việc tiêu tiền vào bất cứ món hàng nào cũng cần đánh đổi bởi rất nhiều thứ – thời gian làm việc, môi trường, hay cả sức khỏe của bạn nữa. Bạn có thể tham khảo một số cách sau nè:
- Tập thói quen đọc kỹ thành phần, nhãn mác của sản phẩm.
- Tìm hiểu về các sản phẩm mà bạn thường sử dụng, đặc biệt là thực phẩm hay hóa mỹ phẩm.
- Học hỏi nhiều kiến thức về marketing để khỏi bị chiêu trò marketing lừa.
Chỉ tôi mới được lừa người khác, bị lừa cay cú lắm các bạn ạ
Chia sẻ của Ton ton is coming