Mục lục
Ai cũng muốn thương hiệu của mình được biết đến và ghi dấu ấn trong tâm trí người tiêu dùng, nhưng giữa thời điểm bùng nổ “thương hiệu” thế này, việc “chen chân” vào tâm trí khách hàng là thứ cực kỳ khó khăn. Hy vọng một chút tips nhỏ ghi dấu ấn sau đây có thể giúp các bạn nhé.
Dấu ấn màu sắc
Màu sắc thương hiệu là thứ ĐẦU TIÊN khiến khách hàng nhớ đến thương hiệu.
Bạn có thể hoài nghi, nhưng hãy nhớ lại cách mà bạn nhớ một loại thuốc có vỏ màu xanh hay một quán cafe có tường màu vàng vàng, một cô gái hôm kia mặc váy đỏ…. trước khi kịp nhớ tên.
Màu sắc cũng giúp nói lên nhiều đặc điểm tính chất của thương hiệu
Ví dụ màu vàng năng động, tươi trẻ, sáng tạo – Màu xanh dương của sự bảo đảm, an toàn, chuyên nghiệp – Màu đen trắng của sự cao cấp tinh tế tối giản….
Vậy nên, hãy dùng màu sắc để ghi dấu ấn thương hiệu cho bạn! Chọn một gam màu đủ nổi bật, đủ nói lên tính chất thương hiệu mà không cần giải thích nhiều.
Lặp đi lặp lại nó nhiều nhất có thể:
- Trên packaging sản phẩm
- Design quảng cáo
- Backround ảnh chụp
Phải thống nhất, lặp lại đều, sẽ khiến khách hàng ấn tượng.
Có một tips hay của mình khi các bạn hỏi rằng “Màu sắc cơ bản các thương hiệu đã dùng quá nhiều?”
Hãy mix các màu lại với nhau nhé!
Ví dụ như Thegioididong với VÀNG – ĐEN hoặc Be (ứng dụng gọi xe) với Vàng và Xanh Navy.
Dấu ấn thiết kế
Có nhiều cách để tạo nên dấu ấn thương hiệu ở nhiều nơi, nhưng riêng trên digital, cách xử lý hình ảnh cực kỳ quan trọng với thương hiệu.
Bạn sử dụng font chữ gì, style thiết kế ra sao, thường xuyên có hình ảnh minh hoạ nào… đều gây ấn tượng cho khách hàng khi nhìn thấy bài quảng cáo của bạn, đặc biệt với các sản phẩm mỹ phẩm – thời trang – thẩm mỹ…
Graphic design là công cụ hữu hiệu giúp cho màu sắc (ở mục 1) của bạn nổi bật hơn bao giờ hết, hãy tạo cho mình một “GU” thiết kế độc đáo nhé!
Dấu ấn con người
Ghi dấu ấn một cách chung chung, có thể sử dụng màu sắc và thiết kế, nhưng ghi dấu ấn đậm nét, đặc biệt với những sản phẩm/ngành cần mang tính đảm bảo và uy tín, nhất thiết phải ghi dấu ấn bằng con người.
Con người ở đây có 2 cách tạo ra dấu ấn:
- Một là câu chuyện của người đại diện thương hiệu (thường là CEO, founder hoặc Celebs) những người có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của thương hiệu và có CÂU CHUYỆN gắn với thương hiệu. Nếu xây dựng được điều này, thì cách người ta hình dung/nhớ đến/dấu ấn về người này, chính là về thương hiệu và ngược lại.
- Hai là dấu ấn của người mẫu sản phẩm xuất hiện trên quảng cáo sản phẩm, hình ảnh của người này được lặp đi lặp lại thống nhất trên hầu hết các ấn phẩm và ở bất kỳ đâu có sản phẩm. Từ đó, thiện cảm hay cảm xúc của khách hàng với người mẫu này sẽ tạo ra chất xúc tác cảm xúc với sản phẩm.
Dấu ấn icon
Ở một level cao hơn với các brand có sự đầu tư chuyên nghiệp về thương hiệu (hoặc phải có tính phù hợp) thương hiệu có thể sáng tạo ra ICON riêng để tạo dấu ấn.
Icon chỉ là một hình vẽ, ký hiệu, ký tự minh hoạ… rất nhỏ nhưng tạo ra điểm độc đáo riêng cho sản phẩm và sự thú vị cho người dùng.
Ví dụ một hãng mỹ phẩm Hàn Quốc cực kỳ thành công với icon gấu Brown và thỏ Cony, Thegioididong với icon “người điện tử” ghi dấu ấn sâu sắc và được convert sang logo của Điện máy xanh, Bách hoá xanh và các brand khác từ Thegioididong… (có nhiều ví dụ lắm để mình load dần rồi edit nhé)
Dấu ấn điểm “nhất”
Điểm nhất, độc nhất luôn là LỢI THẾ cực lớn khi cạnh tranh về điểm nhấn thương hiệu.
Nói rằng thương hiệu nào đó là “NHẤT” trên thị trường sẽ giúp khách hàng nhớ đến nhanh chóng và nằm trong top lựa chọn (hay còn gọi là Top Or Mind).
Trong cuốn 22 quy luật bất biến trong marketing có 1 sự so sánh rất hay là “Người ta chỉ nhớ người đầu tiên tìm ra châu Mỹ là Christopher Columbus, nhưng chả ai nhớ người thứ hai”
“Người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng là Neil Armstrong nhưng chả ai nhớ người thứ hai”
Tuy nhiên, như ví dụ về màu sắc, việc “nhất” về các điểm cơ bản trong các ngành hàng phổ biến hiện tại ở Việt Nam khó mà tạo dựng được vì đã nằm trong tay các thương hiệu lớn, ra đời lâu.
Sự cạnh tranh về điểm “Nhất” gần như là một bài toán khó khăn.
Một tips cho bạn là hãy “NHẤT” ở những điểm chạm cảm xúc của khách hàng hoặc những ngách nhỏ trong dịch vụ.
- Ví dụ:
- Hậu mãi tốt nhất
- Dịch vụ cskh tốt nhất
- Giao hàng nhanh nhất
- Hiểu khách hàng nhất
- Số 1 về (một ngành hàng ngách)….
Chia sẻ của Bùi Lê Mỹ Dung
Đọc thêm các bài khác trong Series bài viết “12 Bài Học Xây Dựng Thương Hiệu Quý Giá Giúp Các Starup/SME Tiết Kiệm Bạc Tỷ”
- Bài 1: Dành chi phí cho quảng cáo hay cho trải nghiệm khách hàng? Tỷ lệ như thế nào thì hợp lý?
- Bài 2: Làm Thương Hiệu Trên Sàn Thương Mại Điện Tử Chỉ 2Tr500k
- Bài 3: 3 Bước Xây Dựng Thương Hiệu Cá Nhân Từ Con Số 0
- Bài 4: Nghiên Cứu Hệ Sinh Thái Viettel – 2 Điểm Mạnh Cốt Lõi
- Bài 5: 5 Cách Phát Triển Thương Hiệu Trên Tik Tok
- Bài 7: 18 Viên Gạch Xây Dựng Thương Hiệu
- Bài 8: Brand Platform Là Gì…
- Bài 9: Suy Ngẫm Về Thị Trường Cafe Tại Việt Nam!
- Bài 10: Quy Trình Xây Dựng Thương Hiệu Và Case VietJet Air
- Bài 11: Vietjet Air Và Trần Anh Qua Lăng Kính “Khác Biệt Và Nổi Bật” Thương Hiệu
- Bài 12: Sexy Và Sex Trong Truyền Thông Thương Hiệu