Họ không có thu nhập từ lương, chủ yếu nguồn thu nhập đến từ những tài sản mà họ đã đầu tư: lợi nhuận kinh doanh, tiền cho thuê, cổ tức, trái …
Bài 1: Những Bài Học Tôi Nhận Ra Từ Quá Trình Đi Làm – Phần 1
Ngày xưa, khi tôi làm gì đó thất bại, vì sĩ diện, nên tôi hay bị bệnh giải thích “đó là vì thế này, vì thế kia”, tôi cố giải thích để cho người khác cảm thông và đừng nghĩ mình tệ vậy.
Nhưng giờ thì mình nghĩ điều đó thật mắc cười, vì mình như thế nào thì người khác họ cũng đủ cảm nhận được rồi, giải thích chỉ là sự ngụy biện cho bản thân mình quá yếu đuối mà thôi. Bây giờ khi ra ngoài tiếp xúc với nhiều người, tôi thấy cũng khá nhiều người mắc phải lỗi này.
Ngày xưa, tôi không biết nói không, tôi hay bị bệnh nể, tôi sợ người ta buồn, nên ai nhờ gì tôi cũng ngại, thế là tôi cũng nhận, rồi cũng hứa nhiều lắm. Thậm chí có lúc, tôi bỏ công việc của mình để đi làm công việc của họ nhờ.
Bài 4: Có Nên Vay Nợ Để Kinh Doanh, Đầu Tư Không?
Mình sẽ không nợ nếu bản thân chưa có đủ kỹ năng và năng lực để kiếm ra số tiền nợ đó trong một thời gian ngắn. Ví dụ vay 100tr, mà một tháng mình chỉ BIẾT CÁCH kiếm ra 5tr-10tr là HẾT CỠ thì mình sẽ không nợ.
Bởi vì khi chúng ta có đủ kỹ năng kiếm ra số tiền nợ đó thì có bị vỡ nợ đi nữa, chúng ta sẽ kiếm lại rất nhanh và thoát nợ nhanh, không bị ảnh hưởng đến cuộc sống nhiều.
Nợ có thể là động lực nhưng phần lớn là áp lực . Nếu nợ gia đình, bạn bè thì nó có thể là động lực, vì những người đó họ có thể thông cảm, dời hạn cho mình đỡ áp lực và có thời gian tập trung làm để trả nợ. Nhưng nếu nợ những tổ chức bên ngoài, không quen biết, nợ xã hội đen gì gì đó, ngày nào nó cũng gọi điện tra tấn, hù dọa, ảnh hưởng đến cả gia đình là thực sự rất căng.
Bài 2: Những Bài Học Tôi Nhận Ra Từ Quá Trình Đi Làm – Phần 2
Khi thất bại mình rất thích tìm sự đồng cảm, mình thích tìm thầy của mình để chia sẻ là mình đã cố gắng thế nào, với mong muốn họ sẽ hiểu là mình không phải đồ vô dụng, hay là người kém cỏi gì. Nhưng sau này, mình mới hiểu tất cả chỉ là sự yếu đuối, sự ngụy biện cho năng lực yếu kém và thiếu bản lĩnh của mình.
Người thất bại khi gặp khó khăn thì họ sẽ thích tìm người để kể lể mong nhận được sự cảm thông. Nhưng người bản lĩnh thì ngược lại, khi chưa kịp buồn, họ đã cố gắng bằng mọi giá tìm ra giải pháp để giải quyết nó rồi.
Trước kia mình rất thích đoán suy nghĩ của người khác, mình khi làm một việc gì đó, nếu ai đó chỉ cần nói kháy hay nói kiểu ý chê mình xíu là mình dành cả ngày ngồi nghĩ: rằng có nên tiếp tục không ta, liệu mình làm vậy có đúng không ta, mình nên làm gì để họ không chê mình nữa ta.
Bài 3: Cách Lựa Chọn Mentor Phù Hợp Với Bản Thân
Chắc hẳn ai ai cũng sẽ có hoặc muốn có một người thầy, một người hướng dẫn trong con đường bản thân lựa chọn. Chưa kể có một số bạn còn bị mông lung với định hướng công việc, cuộc đời của mình.
Và thường như thế, con người ta sẽ có cảm giác thấy cái gì cũng thích, cái gì cũng muốn, cái gì cũng muốn theo đuổi.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng đi tìm kiếm, theo dõi những người giỏi hơn mình. 1 phần là vì người ta giỏi nên thấy ngưỡng mộ, biến họ thành idol của bản thân. 1 phần thì lại muốn đi theo họ, muốn họ là mentor của mình, lại kiểu “Ước gì mình được như anh/cô ấy”.
Bài 5: Có Lời Mà Không Có Tiền
Các bạn đã bao giờ trải qua giai đoạn “Các bạn đã bao giờ trải qua giai đoạn “Có lời mà không có tiền” chưa ạ?
Báo cáo doanh số cuối tháng lúc nào cũng thấy lợi nhuận, nhưng không thấy tiền đâu?
Đó là bước khó khăn đầu tiên khi 1 người không rành tí gì về kinh tế như mình vừa bước vào kinh doanh. Điều này xảy ra có rất nhiều nguyên nhân, tuy nhiên, mình nói về vấn đề mình đã từng gặp, mình không kiểm soát tốt dòng tiền, khiến hàng tồn kho tăng đột biến nhưng lợi nhuận không tăng lên.
Nghe có vẻ vô lý nhưng rất có lý các bạn ạ