Ngạn nói với bà Nội sẽ cưới Hà Lan từ khi còn tiểu học -> Đặt mục tiêu quá xa khi mà thị trường chưa cần tới.
Lời khuyên: Hãy chia nhỏ mục tiêu cho từng giai đoạn, và quan trọng nhất là hãy tập trung vào mục đích chính của giai đoạn đó để làm gì.
Lúc Hà Lan tặng Ngạn bức tranh trong rừng sim để lên thành phố học, Ngạn ngập ngừng không dám hôn khi cơ hội tới -> Không biết chốt Sales, không biết CTA khi khách hàng đã yêu Brands của mình nhưng còn lưỡng lự.
Lời khuyên: Khi khách hàng đã yêu mến thương hiệu, đang lưỡng lự giữa các bên thì nhân viên chốt Sales phải tinh ý kêu gọi hành động ngay và đáp ứng tâm lý khách hàng ngay lúc đó.
Ngạn có tài đánh đàn, hiền lành, học cũng được, biết quan tâm chăm sóc cho Hà Lan -> Làm Marketing không có mục tiêu, chỉ biết quan tâm chăm sóc khách hàng là điều chưa đủ.
Lời khuyên: Quan tâm khách hàng là chưa đủ, các bạn cần làm vượt mong đợi khách hàng và quan trọng nhất là phải có hoạt động Marketing thường xuyên để khách hàng yêu mến.
Ngạn gặp Dũng (con của Cậu) thua về mọi mặt từ cách ăn mặc, có đàn điện, có xe máy, ăn nói khéo léo -> Giao diện người dùng thua đối thủ, ngân sách quảng cáo thua đối thủ, công cụ Marketing cũng ít hơn, đã thế Content còn “lởm” nữa.
Lời khuyên: Khi mọi mặt thua đối thủ, hãy tập trung vào sự khác biệt độc đáo của riêng mình, những cái nào mạnh nhất của mình thì khoét vào. Ngân sách quảng cáo kém đối thủ thì phải biết sáng tạo trong Marketing.
Ngạn sang nhà cô của Hà Lan gặp Hà Lan, nhưng không biết nói gì và xin phép về -> Hờ hững với khách hàng chả khác mấy bố đa cấp “dồn dập” chốt khách hàng. Đó là một hành động không thể chấp nhận khi chúng ta đang kinh doanh.
Lời khuyên: Khi mới kinh doanh ngoài thị trường, các bạn phải chủ động tìm đến khách hàng khi mình chưa đủ tầm. Khi đã tiếp cận được khách hàng, hãy tự tin chủ động cho đi giá trị của mình.
Hà Lan sang nhà mượn sách của Ngạn và gặp Dũng, Dũng khéo léo dùng vẻ bảnh bao và ăn nói của mình để chiếm lấy Hà Lan -> Nếu bạn không thuyết phục được khách hàng của mình mua sản phẩm, hãy để đối thủ của bạn hớt tay trên.
Lời khuyên: Hãy tự tạo ra giá trị khác biệt và luôn để trải nghiệm khách hàng ở trung tâm. Chỉ có vậy, khách hàng mới không bỏ bạn để đến với đối thủ.
Dũng biết nhiều về danh lam thắng cảnh tại thành phố để dẫn Hà Lan đi chơi -> Đối thủ tạo ra trải nghiệm khách hàng tốt hơn, mới lạ hơn.
Lời khuyên: Cải tiến sáng tạo liên tục để người dùng có một trải nghiệm vượt mọi mong đợi. Chỉ khi đó họ mới không đếm xỉa gì đến sản phẩm của đối thủ.
Ngạn luôn theo sau Dũng khi Dũng dẫn Hà Lan đi chơi -> Khi khách hàng đã yêu mến sản phẩm của đối thủ, các bạn còn rất ít cơ hội.
Lời khuyên: Phân tích dữ liệu đối thủ đã làm gì với khách hàng từ chính sách bán hàng đến trải nghiệm người dùng, để cải tiến độc đáo và mới lạ hơn đối thủ.
Dũng có nụ hôn đầu tiên với Hà Lan -> Khách hàng đã thuộc về đối thủ.
Lời khuyên: Hãy gác lại đối tượng khách hàng đó, phân tích lại các bước đã mất khách hàng đó để cải tiến lại quy trình làm việc, hướng đến những khách hàng tương lai như vậy sẽ mua hàng.
Dũng bỏ Hà Lan, nguyên nhân có thể là do Hà Lan không cho Dũng thịt -> Sản phẩm lởm, Marketing thái quá, tấn công dồn dập khách hàng bắt họ mua bằng được.
Lời khuyên: Đừng bán sản phẩm lởm, Marketing hướng đến sự thật sẽ bền lâu hơn. Hãy biến khách hàng thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình với đầy đủ các thông tin giá trị hữu ích. Đưa ra những lời khuyên, những gì tồn đọng trên thị trường để khách hàng nắm rõ.
Ngạn qua nói chuyện phải trái với Dũng vì chuyện bỏ Hà Lan -> Khi khách hàng đã tiết lộ thông tin sản phẩm bên đối thủ không tốt, hãy tập trung vào giá trị ngay cho khách hàng. Chứ không cần phải hùng hổ qua gặp đối thủ để nói chuyện phải trái.
Lời khuyên: Khi đã thấu hiểu tâm lý khách hàng, hãy tận dụng ngay lập tức những điểm mạnh của mình để chăm sóc lại những khách hàng giờ mới biết Brands chúng ta chất.
Dũng quay lại với Hà Lan -> Khách hàng lại một lần nữa dại dột với vẻ ngoài bóng bẩy của sản phẩm đã xâm chiếm tâm trí.
Lời khuyên: Với khách hàng đã không còn yêu thương bạn, hãy chấm dứt phục vụ thay vì cố lấy bằng được khách hàng đó.
Ngạn đánh đàn tại hội trại khi có cả đám con gái xinh xắn ngưỡng mộ vậy quanh -> Chỉ vì sự cố hữu với khách hàng bỏ mình, chúng ta đánh mất rất nhiều khách hàng tiềm năng.
Lời khuyên: Khách hàng còn rất nhiều, hãy thay đổi tư duy, trong Marketing đừng cố đưa ra quan điểm của riêng mình, hãy thay đổi để phù hợp với đám đông.
Hà Lan có bầu, cô Hà Lan muối mặt, gia đình Dũng cũng chả hơn -> Khách hàng nhận trái đắng khi dùng sản phẩm lởm, đối thủ cũng lo lắng xem có bị kiện không.
Lời khuyên: Nếu biết thông tin về khách hàng dùng sản phẩm tương tự mình bán nhận trái đắng, hãy mang tính nhân văn của thương hiệu của mình để xoa dịu nỗi đau đó.
Dũng yêu và lấy Bích Hoàng -> Đối thủ dẹp tiệm và chuyển hướng kinh doanh.
Lời khuyên: Từ những Brands bị sập trong ngành của mình, hãy rút kinh nghiệm và cải tiến sáng tạo liên tục để đưa thương hiệu của mình chạm vào trái tim khách hàng.
Hà Lan nói: “Chắc lên thành phố, không có Ngạn, Hà Lan sẽ buồn lắm” – Lời hứa của khách hàng sẽ gọi lại mua hàng sau khi nhân viên Sales đã tư vấn chết mẹ.
Lời khuyên: Đừng tin những hứa hẹn của khách hàng, chỉ khi “tiền về” thì mới chắc chắn. Hãy tập trung để tăng giá trị cho Brands của mình liên tục, để khách hàng sẽ phải tự tìm đến mình.
Hà Lan nói với Mẹ: “Ngạn biết quá nhiều về con, nên chúng con chỉ là bạn thôi” -> Khách hàng biết quá nhiều thông tin về lĩnh vực mình đang kinh doanh.
Lời khuyên: Ngày trước Marketing sẽ là “người mua thua người bán”, còn bây giờ người mua thậm chí còn hiểu biết hơn người bán. Vì vậy hãy cung cấp hết các giá trị của mình để biến khách hàng thành chuyên gia, chứ không chỉ chăm chăm coi khách hàng là những chú vịt béo mầm.
Hà Lan nói với Ngạn: “Hà Lan là đứa không ra gì đúng không” -> Cả rạp phim đồng thanh: Đúng!!!. Khách hàng giờ mới nhận ra sản phẩm của mình tốt.
Lời khuyên: Việc có sản phẩm tốt mà không biết chốt Sales, không biết làm Marketing để khách hàng mua phải hàng lởm, cũng là lỗi của chúng ta.
Hà Lan không dám quay lại với Ngạn -> Khách hàng cũng vậy, khuyên đủ điều không ăn thua, nhận trái đắng xong cũng chả dám nói với ai.
Lời khuyên: Những khách hàng đã từng bỏ ta mà đi, hãy cứ để họ vậy. Tập trung vào những khách hàng đem lại nhiều lợi nhuận, những khách hàng đầu bảng của mình thôi nào.
Bao năm qua Ngạn vẫn là thầy giáo làng, không chịu tăng giá trị bản thân để có một cuộc sống hạnh phúc và thành công -> Doanh nghiệp dậm chân tại chỗ, mà cứ bình chân như vại.
Lời khuyên: Tăng giá trị bản thân bằng việc tìm hiểu những kiến thức chuyên ngành phục vụ cho tương lai, trải nghiệm liên tục để có một cuộc sống thành công và hạnh phúc hơn.
Ngạn đã không lấy được Hà Lan, lại còn làm khổ Hồng nữa, mà không biết rằng Hồng chính là người thương yêu mình nhất -> Các công ty thường tập trung vào khách hàng mới mà quên mất khách hàng cũ nếu chăm sóc thì hiệu quả sẽ tăng gấp bội phần. Vì khách hàng cũ thường là những người đã yêu mến Brands của chúng ta.
Lời khuyên: Hãy có ngân sách cụ thể để chăm sóc cho khách hàng cũ, chứ đừng chỉ chăm chăm vào việc tìm ra khách hàng mới. Nó sẽ không chỉ tiết kiệm chi phí Marketing cho bạn, nó còn rất hiệu quả nữa.
Hồng và Trà Long (Con gái Hà Lan) đều thích Ngạn, và cả 3 đều bước qua đời nhau, để làm nhau đau -> Hà Lan giống như 1 Job đam mê của các Startup, Hồng là Job Startup không có đam mê, Trà Long là Job đam mê nhưng lúc đó tinh thần tiêu cực đã rệu rã.
Lời khuyên: Startup không nên có tinh thần rệu rã, đã xác định mục tiêu là phải quẩy tới thì thôi.
Đến cuối thì Hà Lan chạy theo đoàn tàu có Ngạn mà không kịp -> Khi thị trường cần sản phẩm đó thì Startup đã sập tiệm.
Lời khuyên: Nếu sản phẩm của các Startup có giá trị cho cả hiện tại và tương lai, dù có úp mỳ tôm, nằm gai nếm mật, suy nghĩ gọi vốn ra sao. Hãy cháy hết mình, làm tới đi!
Chia sẻ của Lê Thanh Sang