10 Cách Kiểm Tra Xem Dữ Liệu Kinh Doanh Nội Bộ Doanh Nghiệp Có Bị Rò Rỉ Hay Bị Mất Trộm Không – Kỳ 2

Với doanh nghiệp có quy mô nhỏ, startup thì việc bị mất những dữ liệu kinh doanh sẽ có nguy cơ phá sản cao, vì sức đề kháng không sánh được với công ty lớn, tập đoàn.

Nếu dữ liệu kinh doanh (database) chẳng may rơi vào tay của đối thủ cạnh tranh trực tiếp, họ biết giá vốn của bạn, biết luôn cả khách hàng mua hàng thường xuyên và biết ngay cả chính sách bán hàng với khách hàng ấy thì ‘bạn thua và đối thủ thắng là điều dễ hiểu’.

Trong thực tế hay xảy ra tình trạng là chính nhân viên chủ chốt lấy dữ liệu, bí mật kinh doanh và ra riêng, mở doanh nghiệp cạnh tranh trực tiếp, đây là nỗi nhức nhối với đa số doanh chủ Việt.

Như bài trước tôi đề cập, theo thống kê nguyên nhân bị rò rỉ, mất mát thông tin do yếu tố của con người là chiếm tỉ trọng lớn nhất – có thể là nhân viên nội bộ “nuôi ong tay áo” và người bên ngoài nhất là từ các công ty cung cấp giải pháp quản trị dữ liệu, sau đó mới đến các yếu tố như hacker hay các yếu tố tấn công từ bên ngoài khác.

Và dưới đây là 10 cách để doanh chủ tự kiểm tra xem dữ liệu có đang bị rò rỉ hay tệ hại hơn bị đánh cắp hay không:

Cách số 01

Khách hàng ruột, khách hàng thân thiết tự nhiên thấy chuyển sang mua sản phẩm/dịch vụ của đối thủ cạnh tranh, khi hỏi thăm thì nguyên nhân rất ‘lòng vòng’, cơ bản là có đơn vị khác cung cấp sản phẩm/dịch vụ tốt hơn, giá rẻ hơn.

Cách số 02

Khách hàng thân thiết tự nhiên mua ít đi, có thể lý do là khách hàng nhận email tiếp thị, chào hàng, tiếp cận với các món hời, giá quá rẻ, quá phù hợp nhu cầu…

Đặc biệt bạn cần quan tâm đến những khách hàng có doanh số cao vì theo nguyên tắc 80/20, 20% khách hàng VIP này sẽ chiếm 80% lợi nhuận của bạn, 20% đối tượng khách hàng VIP là “món mồi” béo bở nhất mà đối thủ cạnh tranh của bạn “thèm thuồng” nhất.

Cách số 03

Số lượng khách hàng giảm đi rõ rệt có thể vì database nội bộ bị luộc nên đối thủ quảng cáo, telephone, sales chiếm mất.

Cách số 04

Khách hàng đang sử dụng tự nhiên khó tính hơn hẳn, hỏi những thứ yêu cầu cao, đòi giá phải giảm sâu vì có thể họ nhận thư chào hàng hấp dẫn từ đối thủ cạnh tranh.

Cách số 05

Khách hàng cũ tự nhiên hỏi tới các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với bạn và yêu cầu so sánh giá trị thuộc tính giữa bạn và đối thủ cạnh tranh, vì họ nghi ngờ bạn đang cung cấp với giá quá cao.

Cách số 06

Khách hàng quay lại mua hàng giảm hơn nhiều, rất có thể đã bị đối thủ dụ đi mất rồi đấy.

Cách số 07

Khách hàng không mua số lượng nhiều như trước dù dựa trên lịch sử giao dịch bạn biết rõ nhu cầu khách hàng không thay đổi. Rất có thể khách hàng đang thử chuyển sang dùng dịch vụ của đối thủ với offer hấp dẫn, nhưng họ cần thời gian kiểm chứng nên vẫn đặt hàng “lai rai” từ bạn sau đó khi đã tin tưởng đối thủ của bạn, họ sẽ cắt đơn hàng thôi.

Cách số 08

Người vào website giảm đi mặc dù tiền chi quảng cáo vẫn gia tăng, hệ thống quản lý online của bạn vẫn hoạt động miệt mài mỗi ngày, có thể khách hàng đang chuyển sang một website của đối thủ khác.

Cách số 09

Tình hình kinh doanh đi xuống hoặc giữ nguyên mặc dù thị trường rất tốt, thời điểm rất tốt, hệ thống quản trị nội bộ của bạn vẫn bình thường.

Cách số 10

Chi nhiều tiền vào marketing online nhưng tỉ lệ chuyển đổi từ người truy cập sang khách hàng tiềm năng vẫn không tăng.

Các bạn có càng nhiều dấu hiệu trên khả năng đang bị “luộc database” là càng lớn vậy. Hãy suy ngẫm cẩn trọng về điều này.

Hiểu rõ về giá trị của dữ liệu, của thông tin kinh doanh để người doanh chủ có cách quản trị phù hợp, tránh những rủi ro đáng tiếc từ “nuôi ong tay áo”, “ngây thơ khi giao phó dữ liệu bán hàng cho nhà cung cấp thủ ác”…

Tóm lại, nếu bạn chưa quan tâm đến bảo mật dữ liệu kinh doanh cho ngày hôm nay bạn có thể trả giá rất đắt vào thành/bại cho ngày mai.

Xem thêm chuỗi bài “Bảo Mật Dữ Liệu Kinh Doanh“:

Chia sẻ của Cao Trung Hiếu từ Quản Trị và Khởi Nghiệp

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...