Mục lục
Câu chuyện mùa dịch không chừa một ai khi các ngành hàng thiết yếu như đa số các ngành FMCG cũng phải chật vật trong thời gian qua. Tuy nhiên, nhìn một cách toàn cảnh, FMCG rõ ràng vẫn luôn là ngành có nhiều ưu thế để tăng trưởng.
Trong xu thế thế giới ngày càng phẳng hơn ở thời đại 4.0 này, khoảng cách giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa với các ông lớn sẽ ngày càng gia tăng và ngược lại, vị thế các công ty đầu ngành sẽ có thể sụp đổ bất cứ lúc nào nếu không biết nắm bắt những xu hướng.
Sự công bằng là chẳng có ai có thể tiên liệu được tương lai. Nhưng khi quan sát và nghiên cứu về những gì đã qua và các ngành vệ tinh chúng ta có thể nhận thấy những xu hướng Marketing dự đoán sẽ thay đổi bộ mặt ngành FMCG. (Phần tóm tắt ở cuối bài viết).
Khoanh vùng nhóm khách hàng mục tiêu
Việc định vị đúng nhóm khách hàng mục tiêu sẽ quyết định gần như toàn bộ sự thành công của doanh nghiệp trong ngành FMCG. Những ông lớn trong ngành như Unilever, P&G,… đều đã chiếm được ưu thế lớn trong diện tích trưng bày bán lẻ. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn thấy được thành công của bột giặt Aba khi đánh mạnh vào thị trường miền Tây.
Các thành thị thu hút nhiều sự đầu tư nhưng điều đó cũng có nghĩa là mức độ cạnh tranh rất gay gắt. Thay vào đó, chuyển hướng đến thị trường nông thôn là một xu hướng hợp lý. Theo báo cáo xu hướng ngành FMCG, mức tăng trưởng giá trị thị trường tại khu vực Nông thôn đang trong đà tăng trưởng mạnh mẽ, ngay từ đầu năm 2020 đã tăng gần gấp đôi từ 4,6 lên 8,4%.
Mỗi phân khúc và thị trường khác nhau cần cách truyền thông tiếp thị khác nhau. Do đó, lựa chọn và thấu hiểu khách hàng tiềm năng sẽ là tiền đề để triển khai các hoạt động truyền thông hiệu quả.
Đa dạng hóa kênh tiếp cận khách hàng
Không chỉ lựa chọn đúng kênh tiếp cận khách hàng mà các doanh nghiệp còn cần đa kênh hóa để mở rộng cơ hội tiếp cận khách hàng của mình. Bên cạnh tiếp thị trực tiếp qua các hoạt động activation hay tờ rơi, bảng hiệu,… mà các brand cần chú trọng hơn nữa về truyền thông đa phương tiện.
Tuy nhiên, sử dụng truyền thông đa kênh không có nghĩa là làm một sản phẩm truyền thông rồi đăng tải lên các kênh social media khác nhau.
Mỗi nền tảng đều có những yêu cầu và khách hàng ở mỗi kênh có thị hiếu riêng nên cần điều chỉnh sao cho phù hợp nhất. Livestream và Wifi Marketing cũng là những xu hướng được dự đoán sẽ không hạ nhiệt trong vòng 3-5 năm tới.
Thêm vào đó, đừng bỏ ngơ những xu hướng của các ngành vệ tinh. Bạn có biết chiến lược đánh vào thị trường nông thôn của TikTok từ năm 2021?
Xu hướng Dropshipping cũng sẽ thay đổi cục diện trong việc phân phối sản phẩm tạo ra nhiều ưu thế về kho lưu trữ sản phẩm. Mô hình kinh doanh đa quốc gia mở rộng thị trường rộng lớn với chi phí rẻ hơn khi kết hợp với Dropshipping.
Tuy nhiên, không phải cứ chạy theo xu hướng là tốt, bởi vì mỗi ngành hàng, mỗi sản phẩm sẽ có những yêu cầu riêng.
Xây dựng câu chuyện thương hiệu
Trong thời đại này, đừng chỉ tiếp cận khách hàng theo chiều rộng mà hãy để tâm đến cả chiều sâu nữa. Các xu hướng xã hội cũng đã thay đổi từ những thứ nhanh, gọn, lẹ thành các giá trị bền vững hơn, chậm hơn.
Ngày nay, khách hàng có nhiều lí do để lựa chọn sản phẩm này thay vì sản phẩm khác hơn là giá thành. Cho nên việc chỉ chú trọng vào các chương trình khuyến mãi, hậu mãi không còn hiệu quả nữa.
Khách hàng cũng yêu thích những nhãn hàng có câu chuyện đằng sau thương hiệu, sản phẩm. Những giá trị về tinh thần, giá trị trách nhiệm cộng đồng cũng nên được thể hiện cho khách hàng thấy chứ không chỉ nói về sản phẩm một cách hô hào, sáo rỗng.
Xây dựng hình ảnh thương hiệu có tính nhân văn và trách nhiệm cũng là một yếu tố khiến khách hàng muốn gắn bó lâu dài với nhãn hàng.
Nói tóm lại:
Trong thời đại 4.0, lời khuyên dành cho các nhãn hàng vừa và nhỏ có thể gia tăng sức cạnh tranh trong ngành FMCG:
- Chủ động mở rộng thị trường, tìm kiếm các khách hàng ở những thị trường mới mẻ hơn;
- Thị trường nông thôn là một mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ;
- Lựa chọn kênh tiếp cận khách hàng phù hợp. Với mỗi kênh truyền thông cần có chiến lược và đầu tư nội dung;
- Tận dụng xu hướng của các ngành vệ tinh như social media, kênh bán lẻ, kinh doanh đa quốc gia, ngành bao bì, đóng gói,…
- Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp và câu chuyện đằng sau các sản phẩm;
- Truyền thông phải đảm bảo được cả hai chiều là chiều sâu và chiều rộng.
Như vậy, tuy FMCG vốn là ngành có sự cạnh tranh cao nhưng không có nghĩa là các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ không có chỗ đứng.
Điều quan trọng hết là sự chú tâm vào khách hàng, từ nghiên cứu phát triển sản phẩm đến truyền thông tiếp thị đều phải xoay quanh sự thấu hiểu con người. Sự phát triển nhanh và mạnh của những ngành khác nhờ xu thế 4.0 sẽ là cơ hội cho những ai biết nắm bắt và tận dụng chúng.
Chia sẻ của Diệu Hương