Những thành phố sầm uất trên thế giới luôn là điểm thu hút về thương mại, dân cư, hành chính do vậy mật độ dân cư luôn ở mức dày đặc nhất, thêm vào đó hệ thống giao thông ở đây chỉ mang hình thức chắp vá, cũng vì thế mà ùn tắc là một đặc sản không chỉ ở nội đô Hà nội mà còn ở KL, BKK, Tokyo, JKT và nhiều nới khác.
Thu phí không giải quyết vấn đề giao thông nhưng giải quyết nguyên nhân của vấn đề
Dưới góc nhìn marketing, xem xét lợi ích người dùng với một sản phẩm công, chúng ta sẽ thấy khá nhiều điểm bất cập như là:
Hạn chế lưu lượng khách hàng thương mại đối với khu vực này dẫn đến thiệt hại cho các hộ KD và các doanh nghiệp trong phạm vị bị hạn chế, bao gồm các TTTM và chợ đầu mối.
Gây thiệt hại cho người có thu nhập thấp khi phải di chuyển từ ngoại ô vào nội đô để làm việc với mức lương không cao.
Khó phân biệt ai là người đi vào nội đô và ai là người trở về nội đô vì không ít người có hộ khẩu thường trú ở trong nhưng đang sống ở ngoài.
Khoanh vùng nội đô là bất khả thi vì không thể lập chốt kiểm soát ở vành đai vùng được xác định để thu phí.
Chi phí thuê nhân công dịch vụ ở nội đô sẽ tăng thêm khoảng 3tr/ tháng, dẫn đến chi phí tăng, giá tăng.
Mặt khác người lao động ngoại tỉnh sẽ tìm cách thuê nhà ở nội đô để tiết kiệm phí ra vào dẫn đến mật độ dân cư tăng thêm.
Một sản phẩm công nếu không xuất phát từ bản chất vấn đề sẽ thất bại nhanh chóng vì nó không phải là giải pháp cho “painpoint” cụ thể nào của khách hàng và không mang lại lợi ích cho khách hàng. Khi một sản phảm khiếm khuyến mà bắt khách hàng phải mua thì thật vô lý.
Xét về quyền và trách nhiệm đối với sản phẩm từ người bán đến người mua, nếu sản phẩm giảm ùn tắc mà không mang lại giá trị “giao thông thông thoáng” thì người tiêu dùng có quyền yêu cầu đổi trả, bồi thường và ai sẽ là người chịu trách nhiệm trước khách hàng của mình.
Nếu người bán hàng không thể cam kết giá trị và trách nhiệm thì sẽ không có khách hàng nào ủng hộ. Đương nhiên sản phẩm sẽ chết yểu, còn nếu áp đặt, khách hàng sẽ tự biết cách ứng phó và bất hợp tác.
Câu hỏi là “ùn tắc đang gây ra thiệt hại thế nào cho nội đô và khoản 100k/lượt bù đắp được bao nhiêu % hoặc giúp giải quyết được vấn đề gì?” Hãy tham khảo cách làm của Malaysia khi chuyển cả khu vực hành chính sang KL mới hoặc nhanh chóng hoàn thiện hệ thống giao thông công cộng để giảm phương tiện cá nhân như BKK, quyết liệt dịch chuyển bệnh viện và đại học ra vành đai ngoài cùng, không cấp phép xây dựng chung cư và toà nhà trong nội đô, áp dụng tiêu chuẩn khí thải cao hơn để giảm ô nhiễm môi trường từ các phương tiện đã lạc hậu.
Xét về thuyết âm mưu, thì đây có thể là bước đệm để cấm xe xăng trong nội đô nhằm mở đường cho XMĐ và Oto điện của VF tiến lên. Trước động thái này các công ty FDI sẽ phải tái khởi động DA xe điện để tham gia cuộc chơi nếu không muốn bị bỏ lại ở đằng sau. Dù âm mưu hay không cũng xin mấy anh lập ra DA này ngồi ngay ngắn lại để nhận của MrKool 3 lạy.
Chia sẻ của Hoang Ha