Rất nhiều Doanh nghiệp, kêu khóc trong thời gian này do bị khóa tài khoản quảng cáo liên tục. Trước đây những năm 2010, khi chúng tôi mới triển khai, CTR của các banner ads tầm 15%, thì giờ chỉ còn 0. 05% (giảm 1500 lần).
- Tại sao Facebook càng ngày càng đắt, vì sao tỷ lệ chuyển đổi ngày càng thấp?
- Trước đây sao anh chị chạy Google tốt thế, Facebook tốt vậy,… mà giờ đã không còn như trước?
- Anh chị đã thay team, đổi chuyên gia, đầu tư công nghệ xịn, mà marketing vẫn không tốt hơn, không tăng trưởng?
Điều này không mới, nhưng nguyên nhân vì sao và lời giải là gì?
Đầu tiên, phải đi tìm Nguyên nhân của các hoạt động Digital Marketing giảm hiệu quả?
Đó là do “Quy luật – Hiệu quả Marketing giảm dần”, cụ thể:
- Người dùng tò mò với những gì mới lạ, nhưng hứng thú giảm dần
Bắt đầu và kết thúc của hoạt động marketing đều nằm ở người dùng, họ vừa là đối tượng, cũng là mục tiêu. Và người dùng thì “một cái lạ, bằng tạ cái quen”.
Người dùng rất tò mò, cái gì mới, lạ lạ, là thử. Các chuyên gia marketing rất hiểu điều này, họ tìm mọi cách thu hút người dùng bằng những nội dung, chiêu mới lạ, thú vị.
Nhưng người dùng, chỉ cần đến lần thứ 2 xem lại nội dung đó, thì đã giảm hứng thú đi rồi. Đến lần thứ 3, thứ 4… thì chán toàn tập.
Các nhà quảng cáo, thường khoe, tôi có Big data, tôi có AI để target chính xác người dùng. Nhưng đừng quên, não người cũng là super AI, họ tự biết, tạo ra bộ lọc, để lần sau, những nội dung quảng cáo như trước, bị loại bỏ. Nói cách khác, người dùng có cơ chế “né quảng cáo”.
Cuộc chiến marketing hiện đại, là cuộc chiến giữa các công nghệ marketing vs “khả năng né quảng cáo của người dùng”
- “Đầu tiên xuất hiện tại thị trường? Ko tồn tại lâu đâu”
Trong thế giới online, rào cản cạnh tranh rất thấp, bạn xuất hiện hôm nay, ngày mai, đối thủ đã copy và áp dụng ngay công nghệ, cách làm của bạn. Với các tool cho phép spy (nghiên cứu) cách làm của đối thủ, các emarketer hiện nay không mất nhiều khó khăn để sao chép “nội dung” sao chép “cách thức” làm marketing. Vì vậy, sự cạnh tranh lại càng làm cho người dùng nhanh chán nản.
Bạn là doanh nghiệp đầu tiên sử dụng Chatbot, livestream, tiktok.. Nhưng rồi rất nhanh nhà nhà, người người áp dụng các cách thức đó!
- “Càng tăng trưởng, chất lượng khách hàng càng giảm”
Chúng ta mở 1 quán phở, khách hàng tiềm năng của chúng ta là ai? có phải 80 triệu người Việt Nam – những người thích ăn phở?
Hay chỉ là những người trong bán kính 500m? Những người hàng xóm, sống trong khu phố của mình, chỉ mất 5 phút để ăn được bát phở sáng?
Nếu muốn mở rộng khách hàng, chúng ta phải đi xa hơn, ra khỏi khu phố của mình, những người chưa biết phở ngon ra sao, phải tốn công hơn, vất vả hơn, và ở đó, cũng có quán phở ngon không kém, mở rộng, có nghĩa là phải tốn nhiều chi phí hơn!
Thật vậy, Khi 1 sản phẩm dịch vụ ra thị trường, có 1 tập khách hàng early adopter – một nhóm nhỏ hứng thú và mua ngay.
Nhưng khi muốn tăng trưởng, bạn phải đi xa hơn, thuyết phục những người chưa sẵn sàng or đang dùng sản phẩm của đối thủ. Nỗ lực này vất vả hơn, khó hơn.
Vì vậy, nhiều doanh nghiệp bị shock vì khi test, thì các chỉ số marketing như CTR, CVR, CAC rất tốt, nhưng không hiểu vì sao, càng tăng trưởng, thì các chỉ số này càng tệ?
- RTB (real time bidding) và sự tham lam của các nền tảng quảng cáo trực tuyến.
Các nền tảng quảng cáo trực tuyến Facebook, Google… rất hiểu những điều trên. Real Time Bidding, đòi hỏi các nhà quảng cáo muốn xuất hiện và tiếp cận khách hàng, phải trả giá “cao nhất”. Với 1 lượng người dùng không thay đổi nhiều (việt nam có 50 triệu người dùng internet), trong khi càng ngày càng nhiều doanh nghiệp sử dụng các nền tảng này, rõ ràng, chúng ta phải chia nhau 1 lượng càng ngày càng nhỏ người dùng, nhưng ngược lại chi phí càng ngày càng đắt.
Điều này, giúp các nền tảng quảng cáo vẫn tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, dù inventory không thay đổi nhiều. Còn doanh nghiệp chúng ta thì càng ngày càng khó khăn hơn.
- Hôm qua là anh hùng, hôm nay thì chưa chắc?
Digital marketing mới xuất hiện, các “chuyên gia” đa phần là các “Kỹ thuật viên SEO, chạy Ads” vì vậy, emarketer thường gắn bó và sâu với 1 nền tảng, công cụ, có một số kỹ thuật, tút.
Tuy nhiên, với những yếu tố như trên, đòi hỏi các emarket phải liên tục thay đổi, tìm kiếm học hỏi những kênh mới, cách thức mới. Và tất nhiên, điều đó không hề dễ dàng. Vì vậy, hôm qua 1 emarketer là anh hùng với công ty, thì có thể chỉ 6 tháng sau, đã lỗi thời.
Vì sao gọi là Quy luật “Hiệu quả Marketing giảm dần”, bởi nó lặp đi lặp lại, và với mọi đối tượng.
Vậy giải pháp là gì?
Chia sẻ của Do Huu Hung