Mục lục
Shopee không còn là cái tên xa lạ đối với người tiêu dụng Việt trong những năm gần đây. Đến nay, Shopee đã vươn lên trở thành trang thương mai điện tử có chỗ đứng vững chắc. Mắc ch quan trọng góp phần vào sự thành công này chính là chiến lược marketing hiệu quả của Shopee. Mà cụ thể đó là chiến lược Marketing Mix 4P
Bài viết này, mình sẽ phân tích cụ thể 2 phần
Phần 1: “4P của Shopee”
Phần 2 Chắt lọc kinh nghiệm từ Shopee có thể áp dụng đối với doanh nghiệp chuyển đổi số và FMCG
4P của Shopee
Chiến lược sản phẩm (Product)
Shopee là một sàn giao dịch thương mại điện tử và vì vậy, sản phẩm chính của nó là cung cấp các dịch vụ cho khách hàng. Có thể nói: Shopee là thị trường giao dịch, nơi người bán và người mua tìm tới để thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa.
Shopee thu hút khách hàng của mình bằng cách tập trung phát triển ứng dụng dành riêng cho mỗi quốc gia. Đây cũng là một phần trong chiến lược địa phương hóa cao cho từng thị trường.
Shopee tập trung vào phân khúc khách hàng ưa thích các hoạt động chăm sóc cá nhân như mỹ phẩm và thời trang. Với sự lựa chọn theo hướng kinh doanh hình ảnh, đối với nhu cầu làm đẹp ở mức độ cá nhân, mua hàng tại Shopee sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn, giúp người mua cảm thấy dễ dàng hơn.
Chiến lược giá (Price)
Công ty áp dụng chiến lược cạnh tranh về giá. Với sự cạnh tranh gắt gao trên thị trường thương mại điện tử, Shopee hiểu rằng: Ngoài việc mang tới cho khách hàng những sản phẩm thỏa mãn về chất lượng, chuyên nghiệp trong quy trình, shopee cần phải đạt được sự tối ưu về giá. Bởi vậy, Shopee luôn cố gắng hỗ trợ tối đa về phí ship, các code freeship để kích thích khách hàng mua hàng khi sử dụng ứng dụng của mình.
Chiến lược phân phối (Place)
Nền kinh tế thương mại điện tử và kỹ thuật số ở Đông Nam Á đang phát triển nhanh và có tiềm năng tăng trưởng lớn. Shopee đã xác định đây là môi trường thích hợp, có nhiều cơ hội để mình phát triển
Shopee đã phát hành các ứng dụng dành cho điện thoại thông minh và máy tính bảng, đồng thời tạo các trang web trên trình duyệt PC. Bên cạnh đó là sự liên kết với các đối tác vận chuyển có mạng lưới tốt nhất ở từng quốc gia để khách hàng có thể nhận được hàng nhanh chóng với mức giá ship rẻ. Ví dụ như ở Việt Nam là Giao hàng tiết kiệm, J&T Express,…
Chiến lược quảng bá (Promotion)
Shopee đầu tư mạnh vào các kênh truyền thông như là mạng xã hội Facebook và Google. Có thể nói, quảng cáo của Shopee xuất hiện khắp nơi ở khắp mọi thời điểm. Bởi vậy, Shopee trở thành một thương hiệu mà mỗi khi có nhu cầu mua sắm, mọi người sẽ nhớ đến rất lâu. Đó là chi phí cơ hội xứng đáng mà Shopee đã dám đầu tư để phát triển trang thương mại điện tử của mình.
Bên cạnh những đợt sale khủng trong năm như là 5/5, 9/9, 11/11 đặc biệt là Back Friday (12/12) là đợt để người mua hàng tiết kiệm được ví của mình mà vẫn thỏa thích mua sắm. Shopee đã mở rộng chiến lịch khuyến mãi vào giữa các tháng, mùa bóng đá, tri ân khách hàng
Có thể nói chiến lược Marketing 4P được Shopee sử dụng cô cùng hiệu quả mang đến cho Shopee những thành công vượt bậc trên sàn Thương mại điện tử và để lại ấn tượng rất tốt trong lòng người tiêu dùng.
Học hỏi những gì
Chiến lược sản phẩm
Trước khi kinh doanh bất kì một mặt hàng nào, doanh nghiệp phải định được những hàng hoặc mục tiêu và tiềm năng mà mình kinh doanh. Có thể dựa vào tiềm năng thị trường, xu hướng người tiêu dùng,… Hiểu rõ sản phẩm của bạn phù hợp với loại nào rất quan trọng trong việc xác định cách định giá, bán ở đâu và làm thế nào để quảng bá nó.
Tiếp theo là phân tích được khách hàng mục tiêu dựa vào nhân khẩu học, vị trí, tâm lí. Điều này vô cùng quan trọng vì xác định được khách hàng tiềm năng của mình là ai, thì mới có thể xác định mặt hàng kinh doanh, xu hướng phát triển trong hiện tại và tương lai
Ví dụ như H&M hướng tới đa dạng hóa khách hàng mục tiêu từ trẻ em đến người trung niêm. Dễ dàng thấy được sản phẩm của họ rất đa dạng về mẫu mã, phong cách để hướng tới mọi khách hàng và mọi lứa tuổi
Chiến lược giá
Nếu Shopee có thể đạt được cạnh tranh tối ưu về giá, tăng cường freeship, discount cho khách hàng thì những doanh nghiệp nhỏ và FMCG cũng có thể chiết khấu giảm giá cho khách hàng khi họ mua đến một số lượng nhất định. Bên cạnh đó có thể áp dụng linh hoạt hình thức thanh toán (thẻ hay tiền mặt) và thời hạn thanh toán (trả một lần hay trả hàng tháng) đối với người tiêu dùng
Chiến lược phân phối
Nghĩa là Chủ kinh doanh phải xác định được mặt hàng của mình “bán ở đâu?”. Bạn sẽ bán sản phẩm trực tiếp cho khách hàng, hay bạn sẽ giao cho các đại lí hoặc nhà phân phối. Nếu bạn tự bán sản phẩm, bạn sẽ bán qua internet, qua mail hay tại một cửa hàng? Và bán tại cửa hàng, thì cũng phải chọn một đia điểm như thế nào để mang lại hiệu quả nhất.
Như Shopee là đã sử dụng hình thức phân phối online thông qua ứng dụng thông minh. Nếu bạn là FMCG và không có khả năng bán online, giao hàng thì bạn có thể mở cửa hàng và phân phối trực tiếp
Chiến lược quảng bá
Đôi khi doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể có đủ chi phí để quảng bá rộng rãi trên mạng xã hội, phương tiện công cộng hoặc bất cứ đâu như Shopee nhưng họ hoàn toàn toàn có thể làm được. Bằng cách như:
Sử dụng hình thức quảng bá “ truyền miệng” bằng cách tăng cường dịch vụ chăm sóc khách hàng. Mà ở đây là niềm nở với khách “ vui lòng khách đến vừa lòng khách đi”, mang đến cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ tốt nhất
Mạng xã hội facebook, instargram cũng rất là phát triển, người kinh doanh có thể tăng tải quảng bá sản phẩm và cửa hàng của mình lên đó mà không cần phải chạy quảng cáo hay thuê những gương mặt thương hiệu với chi phí đắt đỏ như Shopee
Phát tờ rơi, đặt biển quảng cáo cũng là ý kiến rất hay mà lại ít tốn kém hơn
Trên đây là những điều tìm tìm hiểu và rút ra kết luận những bài học đáng giá trong chiến lược Marketing mix của Shopee. Mình nghĩ, các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ hoặc FMCG cũng hoàn toàn có thể chọn lọc áp dụng đượcđể tìm ra hướng tiếp thi mới cho doanh nghiệp của mình
Chia sẻ của Hồng Anh