Mục lục
Điều khác biệt giữa ba chiến binh “video ngắn” -Tiktok, Ig Reels Và Youtube Shorts
Giống nhau
TikTok, Reels và Shorts đều là nền tảng/công cụ tạo và chia sẻ video ngắn (15-60s)
Với khung hình tỉ lệ 9: 16, cả 03 đều có quy trình quay dựng video tương tự nhau. Chỉ với 01 lần nhấn, các công cụ cho phép bạn lựa chọn nhiều tính năng như cắt ghép, điều chỉnh tốc độ, lựa chọn âm thanh, thêm văn bản và bộ lọc filter.
Khác nhau
Giao diện: Với cá nhân mình, Reels đem lại cảm giác gọn gàng và tối giản nhất so với 02 đối thủ, khi lướt video cũng cảm giác không bị các nút (like, comment, share) “chiếm sóng” nhiều trên màn hình nên khá dễ chịu. Trong khi đó, Shorts có phần “thô” hơn và cảm giác không mấy thân thiện như TikTok hay Reels
Nội dung: Thú thực, Reels và Shorts hiện tại vẫn đang có nhiều hạn chế với các nội dung original. Không ít những video trên hai nền tảng này là reup, remake từ các xu hướng, ý tưởng trên TikTok.
Đúng là TikTok rộng lớn, nhưng cũng chính vì vậy mà nền tảng này này có rất nhiều nội dung toxic, phản cảm thậm chí vẫn “go viral”. Còn sang tới Reels, mình lại cảm nhận được mức độ đầu tư về mặt hình ảnh, nội dung hơn, rất phù hợp với các lĩnh vực nghệ thuật hay visual branding.
Cá nhân hóa: Trải nghiệm của mình trên Reels và TikTok khá tốt với cá nhân hóa khi 2 nền tảng này hỗ trợ nhiều trong việc gợi ý video dựa vào các tài khoản mà bạn follow. Quá trình nhận diện và thuật toán cũng rất nhanh. Ngược lại, các nội dung cá nhân hóa trên Shorts còn đơn điệu, không đem lại sự liên kết với các chủ đề mà mình có quan tâm.
Tính năng: Chắc không cần so sánh nhiều, TikTok hiện đang “bỏ xa” 02 đối thủ còn lại với rất nhiều tính năng, công cụ hỗ trợ tương tác người dùng như Duet (song ca), Reaction hay Stitch (trích dẫn). Một trong những điểm nổi bật của TikTok là có cả tính năng làm đẹp trực tiếp, giúp người dùng có nhiều lựa chọn thú vị, từ đó tạo động lực phát triển nội dung hơn.
Chia sẻ của Đỗ Hữu Phúc