Mục lục
Sàn thương mại điện tử trở thành kênh bán hàng chính
Không chỉ là trào lưu, thương mại điện tử đã trở thành xu hướng tất yếu của thị trường toàn cầu. Sàn thương mại điện tử đang dần thay thế cho website, Facebook, app.. trở thành kênh bán hàng chính và mang về doanh thu khủng.
Doanh nghiệp từ Global brand, local brand, shop, đại lý nhỏ đều xuất hiện trên các sàn thương mại điện tử. Nhiều doanh nghiệp tập trung chính vào bán hàng trên sàn thương mại điện tử:
- Năm 2019 kênh bán hàng trên sàn thương mại điện tử chỉ xếp vị trí thứ 4 trong danh sách các kênh bán hàng hiệu quả. Năm 2020, kênh này đã vươn lên chiếm vị trí số 1, trước đó vị trí này là của Facebook.
- Lượng truy cập website trung bình mỗi tháng của Shopee trong năm 2020 đạt trên 60 triệu lượt, tăng 81% so với cùng kỳ 2019.
- Tiki và Lazada có tốc độ tăng trưởng gần 10%.
Giải mã lý do hình thành xu hướng
- Trải nghiệm mua hàng tốt
Đa dạng sản phẩm, có thể mua mọi thứ trên cùng 1 nền tảng. Dễ dàng tìm kiếm, lựa chọn sản phẩm, lựa chọn nhà bán hàng, phương thức thanh toán và kênh vận chuyển đa dạng, nhiều khuyến mãi…
- Sự hạn chế áp đặt từ Google, Facebook
Không chỉ giá quảng cáo ngày càng tăng cao, việc chết tài khoản thường xuyên khiến các nhà bán hàng liên tục gặp khó & dần chuyển sang bán trên các sàn thương mại điện tử
- Độ tin tưởng của người dùng với sàn thương mại điện tử
Người dùng mua hàng tại các sàn thương mại điện tử được hỗ trợ chính sách đổi trả, báo cáo, khiếu nại với sàn nếu shop có vấn đề nên có độ tin tưởng cao hơn.
Livestream trở thành xu thế được ưa chuộng
Livestream không còn là địa bàn hoạt động của riêng các “hot girl kem trộn”. Dưới tác động của Covid-19, người tiêu dùng đổ xô mua sắm trên mạng thì nhiều thương hiệu tầm trung đến cao cấp cũng đang tận dụng tính năng này. Đây là kênh được các SME ưu tiên. vì chi phí đầu tư thấp. hiệu quả cao!
- Lazada có hẳn một kênh livestream riêng được biết với tên gọi LazLive. Các hãng mỹ phẩm nổi tiếng như Loreal, Vichy, Laneige… cũng đã xuất hiện trên LazLive với tần suất
- đều đặn.
- Bộ đôi Tiki và Sendo tổ chức các gameshow livestream, mời các streamer trong giới game đến góp vui.
- Shopee tổ chức những buổi livestream định kỳ cho người xem săn xu, săn sale vào các khung giờ cố định.
Giải mã sức hút livestream
- Rút ngắn hành trình mua hàng
Từ biết đến thương hiệu đến đặt hàng nay chỉ còn 1 bước, giảm thiểu các liên kết trung gian
- Tăng độ chân thật và tin cậy
Người xem cảm thấy tin tưởng hơn nhờ quan sát hình ảnh thực tế sản phẩm, không qua chỉnh sửa
- Tương tác trực tiếp với người xem
Dễ dàng hỏi đáp ngay trong đoạn phát trực tiếp
- Tăng tỷ lệ chốt đơn
Có khả năng mang về hàng nghìn lượt tương tác cũng như tỷ lệ chốt đơn cao ngất ngưởng nếu biết sử dụng đúng cách.
KOC thay thê vai trò KOL trở thành kênh tăng trưởng mới đầy tiềm năng
Nếu như sử dụng KOL được ví như phương thức Marketing của nhà giàu thì KOC không phân biệt gia cảnh. KOC người có lượng fan không quá lớn nhưng gần gũi người dùng, có nhiều kiến thức về sản phẩm và dễ thuyết phục fan mua hàng hơn, vì vậy mà đang được nhiều doanh nghiệp chuyển hướng lựa chọn.
Tại sao KOC trở thành lựa chọn mới của nhiều nhãn hàng
- Chi phí thấp hơn
Nhãn hàng chỉ phải chỉ trả phí hoa hồng theo số đơn hàng thành công hoặc theo mức độ tương tác mà KOC mang lại.
- Hiệu quả cao hơn
Hơn 70% người tiêu dùng thừa nhận các đánh giá trực tuyến đóng vai trò chủ yếu để họ đưa ra quyết định. Chọn KOC giúp tăng uy tín lẫn doanh thu.
- Dễ đo lường hơn
Đo lường hiệu quả dễ dàng nhờ vào lịch sử bán hàng, kết quả bán hàng…
Perfect Diary là một thương hiệu mỹ phẩm trẻ ở Trung Quốc thành lập năm 2016. Trong những ngày đầu, thương hiệu bắt đầu hợp tác với KỌC trên quy mô đại chúng.
Các KỌC liên tục chia sẻ trải nghiệm khi sử dụng Perfect Diary khiến người tiêu dùng cảm thấy thương hiệu này nổi tiếng vì mọi người đều đang nói về nó. Sau 12 tháng Perfect Diary trở thành tài khoản được theo dõi nhiều nhất trên XiaohongShu.
Vài năm sau phát triển thành thương hiệu mỹ phẩm hàng đầu Trung Quốc, vượt qua cả L’Oreal và Maybelline.
Xu hướng bán hàng trực tiếp từ nhãn hàng đến người dùng cuối (D2C – Direct To Customer) lên ngôi
Đại dịch COVID-19 thúc đẩy nhiều thương hiệu lớn nhỏ tham gia D2C, đơn giản vì bài toán chi phí lúc này sẽ trở nên dễ thở” hơn.
- D2C đang ngày càng trở nên phổ biến, với doanh thu ước tinh 18 tỷ đô la vào năm 2020
- D2C không còn là độc quyền của các doanh nghiệp B2C khi nó có thể giúp các thương hiệu B2B thêm các luồng doanh thu mới, tìm các phân khúc khách hàng mới và xây dựng lòng trung thành với khách hàng hiện tại.
- Lượng mua hàng D2C đã tăng 200% từ năm 2019 đến năm 2020 (Salesforce 2021 State of Commerce)
Giải mã lý do hình thành xu hướng
- Giảm các kênh trung gian
Các kênh trung gian bao gồm nhà phân phối, đại lý, cửa hàng bán lẻ được loại bỏ
- Giảm các khâu trung gian
Các khâu chăm sóc khách hàng, vận hành, thanh toán, giao nhận … được cắt giảm tối đa
- Tối ưu chi phí
Tối ưu ít nhất 20% chi phí cho doanh nghiệp.
- Hiểu rõ khách hàng
Nắm được insight khách hàng, từ đó cải thiện sản phẩm, phát triển sản phẩm mới và tạo ra trải nghiệm khách hàng được cá nhân hóa và phong phú hơn.
Performance marketing: Marketing theo hiệu quả, mọi chiến dịch đều phải ra chuyển đổi
“Một nửa số tiền tôi chỉ cho quảng cáo là lãng phí. Vấn đề là tôi còn không biết đó là nửa nào.” – John Wanamaker. Không biết “bơm” ngân sách vào đầu là câu chuyện muôn thuở của giới marketing. Thật may là bây giờ chúng ta đã có performance Marketing.
Performance Marketing ( tiếp thị hiệu suất) là hình thức Marketing dựa trên hiệu suất, chi trả phí trên chuyển đổi thành công mà doanh nghiệp mong muốn như lượt đăng ký qua form, số đơn hàng, lượt tài app…
Giải mã lý do hình thành xu hướng
- khả năng đo lường chuẩn xác
Đo đếm, đo lường được hiệu quả và biết đường hướng để tối ưu dược vừa là bản chất cũng như lợi thế của hình thức quảng cáo này.
- Tối đa hiệu suất
Mức độ tương tác cao hơn, tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn, kích thước đơn hàng trung bình cao hơn (giá trị giỏ hàng), tăng khả năng giữ chân người mua.
- Đảm bảo branding
Xây dựng thương hiệu thông qua bên đối tác thứ 3, sử dụng chính audiences và ngân sách của họ, từ đó bạn tăng được traffic, tương tác của audiences và tăng thị phần của mình
- Đầu tư đúng hướng
Biết được nguồn sinh ra đơn hàng, xác định đầu là kênh, đối tác mang lại hiệu quả tốt và bạn nên đầu tư nhiều.
App & Super App trở thành xu hướng tất yếu trong thời đại mobile first
Tiềm năng của super app tại thị trường Việt Nam
- 72% SỞ HỮU ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH
- 72% TRAFFIC DEN TRANG THỜI TỪ SMARTPHONE
- 53% GIAO DỊCH TRỰC TUYẾN ĐƯỢC THỰC HIEN TU SMARTPHONE
(Theo Appota)
Theo dự đoán từ Allied Market Research – thị trường thanh toán qua di động tại Việt Nam có thể đạt 70,9 tỷ USD vào năm 2025, Việt Nam là một thị trường rất tiềm năng để khai thác nhiều dịch vụ dựa trên lượng khách hàng lớn, trong đó là phát triển các siêu ứng dụng (Super App)
Doanh nghiệp được lợi gì khi xây dựng super app?
- MỞ RỘNG HỆ SINH THÁI TÍNH NĂNG
Dựa trên bản chất tất cả-trong một các super app sẽ sở hữu đa dịch vụ như nhắn tin, đặt xe, giao nhận, đi chợ hộ. Điều này giúp người dùng tiết kiệm được thời gian & không gian cho điện thoại.
- THU THẬP DỮ LIỆU NGƯỜI DÙNG
Khi người dùng sử dụng ứng dụng thường xuyên với nhiều tính năng dịch vụ khác nhau, sẽ giúp thư viện dữ liệu càng lớn, đầy đủ và hoàn thiện, giúp nhà vận hành có thể thuận lợi phân tích, dự đoàn người dùng một cách chính xác.
- GIỮ CHÂN NGƯỜI DÙNG
Việc phát triển tính năng hoặc kết hợp với các Ecosystern có thể giúp app của bạn có thể phát triển đa nền tảng, đa tính năng, giúp cải thiện trải nghiệm một cách tốt hơn và giữ chân người dùng ở lại với ứng dụng của bạn lâu hơn.
Công nghệ MarTech / EcomTech đang tạo nên sự thay đổi lớn cho các doanh nghiệp
MarTech ngày nay được triển khai để thu thập dữ liệu, phát triển đối tượng mục tiêu, giao tiếp với khách hàng, lập kế hoạch và phân phối nội dung, xác định và ưu tiên khách hàng tiềm năng, theo dõi danh tiếng của thương hiệu, theo dõi doanh thu và mức độ tương tác với các chiến dịch trên mọi phương tiện và kênh…
bao gồm cả các kênh tiếp thị truyền thống.
Các sàn Thương mại điện tử tại Việt Nam đã ứng dụng rất tốt các công nghệ MarTech vào Ecommerce như dùng dữ liệu data để cá nhân hóa trải nghiệm tìm kiếm, để xuất sản phẩm liên quan chính xác ý định người dùng, hay dùng chat bot để thay Chăm sóc khách hàng trả lời các câu hỏi, tiết kiệm chi phí nhân sự.
Sự xuất hiện của MarTech/EcomTech đã và sẽ tác động đến doanh nghiệp như thế nào?
- Tự động hóa và tối ưu hiệu quả các
chiến dịch Marketing Marketing thời đại 4.0 đã chuyển dịch từ Branding sang Performance Marketing.
Công nghệ MarTech đã cho ra đời nhiều nền tảng công cụ giúp doanh nghiệp có thể tự động hóa và tối ưu hiệu quả Marketing trên Internet: Livestream, Affiliate, CRM, chatbot…
- Cải thiện và tăng trải nghiệm người dùng
MarTech giúp các Marketer phân tích, đánh giá hành vi và insights khách hàng một cách chi tiết, để kịp thời đưa ra những giải pháp. Chẳng hạn, dựa trên số liệu thống kê hành vi mua sắm, các sàn Thương mại điện tử sẽ chọn kết hợp với Ví điện tử để việc thanh toán trở nên dễ dàng hơn.
- Giảm sự phụ thuộc vào các kênh quảng cáo
Sự xuất hiện của nhiều kênh như Social Media, sàn Thương mại điện tử, Website, App giúp doanh nghiệp có thể chủ động tạo ra nhiều điểm chạm với khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi cao trong mỗi chiến dich.
Các giải pháp Marketing 0 đồng thúc đẩy Thương mại điện tử – (Affiliate Marketing MGM/ Referral/ Inbound)
Tiềm năng của Affiliate Marketing/MGM/Referral tại thị trường Việt Nam
Trong giai đoạn từ 2015 – 2020, thị trường Affiliate toàn cầu tăng trưởng đến 400%, từ 5 lên đến 21 tỷ USD. Riêng tại Việt Nam, thị trưởng tăng trưởng gấp 10 lần, với số lượng doanh nghiệp triển khai Affiliate (Advertisers) lên đến 1000.
Đồng thời, nó lượng đối tác tham gia kiếm tiền cũng nền tảng Affiliate (Publishers) cũng đạt mốc 700.000. Các lĩnh vực có thể áp dụng thành công mô hình Affiliate đã được mở rộng ra nhiều lĩnh vực như: E-commerce, Travel, Health & Beauty, Mom & Kid, Công nghệ, Fintech, Mobile App…
Đặc biệt, khi thói quen tìm kiếm thông tin của người dùng đã thay đổi, thì Affiliate chính là xu hướng giúp doanh nghiệp có thể tạo ra nhiều điểm chạm hơn.
Giải mã lý do hình thành xu hướng
- Tăng mức độ tiếp cận tối đa trong toàn bộ hành trình khách hàng
Affiliate Marketing được xem như “một thế giới thu nhỏ” của các kênh Digital, bao gồm: SEO, Google Ads, Facebook Ads, GDN, Email Marketing, Native Ads,… Thông qua lợi thế này.
Affiliate được xem như cơ hội để thương hiệu có thể tạo ra nhiều điểm chạm trong hành trình của khách hàng (Customer Journey), thậm chí là những ngách sâu hơn.
- Tối ưu chi phí chuyển đổi
Đối với Affiliate, doanh nghiệp có thể tối ưu đến từng đồng chi phí nhờ ưu điểm “ra đơn trước trả tiền sau”.
Cụ thể, khi triển khai Affiliate, doanh nghiệp sẽ chỉ trả phí khi có chuyển đổi thành công (Ra đơn hàng Thông tin khách hàng thực sự quan tâm…) chứ không phải trả phí cho các chỉ số thiên về branding như CPM (chi phí cho lượt hiển thị), CPC (Chi phí cho lượt click), mà chẳng biết được tỷ lệ chuyển đổi có tốt không.
- Nền tảng để triển khai nhiều xu hướng mới
Hiện nay, hầu hết các xu hướng đang thịnh hành đều có cơ chế hoạt động tương tử Affiliate, chi khác ở hình thức triển khai. Điển hình rõ nhất chính là ví dụ về sự kết hợp giữa Affiliate và Social Commerce của Taobao đã được đề cập phía trên.
Nhờ vào cơ chế đo lường hiệu quả chuyển đổi thông qua các UTM Source. Affiliate trở thành nền tảng để phát triển thêm nhiều xu hướng mới không có gì là lạ.
Chia sẻ của Do Huu Hung