“Sản phẩm của em là rẻ nhất và hiệu quả nhất trên thị trường rồi đấy ạ!”
Đó là câu mà mình thường sử dụng mỗi khi khách hàng hỏi về giá sản phẩm.
Bởi vì, mình sợ khách hàng sẽ chê đắt,
Và cũng bởi lúc đó, sản phẩm của mình bán với giá cũng…rẻ thật.
Nhưng rẻ là rẻ vậy, nhưng khách không mua là không mua.
Họ chỉ hỏi một hồi các thông tin rồi lại lặng mất tăm.
Mình nhắn hỏi lại cũng chả buồn rep.
Không phải chỉ một mà tình trạng này lặp lại khá nhiều lần.
Mình ngồi lại và tìm hiểu xem mình đã làm sai ở chỗ nào?
Vì rõ ràng, nhiều người cùng một tình huống giống nhau thì chắc chắn mình đã làm sai một bước nào đó rồi.
Ngẫm mãi mà chả ra.
Tình cờ, mình lại đọc được một bài trên báo Cafebiz và mình đã hiểu được mọi chuyện.
Khách hàng người ta muốn mua một sản phẩm rẻ.
Đó là điều chắc chắn.
Nhưng mà, cái tâm lý người ta kiểu như quy chụp cái rẻ sẽ đi cùng với một chất lượng kém.
Không biết có phải do nghe câu “của rẻ của ôi” của ngày bé hay không?
Vì vậy, khi bạn nói rằng sản phẩm của bạn là rẻ nhất.
Người ta sẽ có tâm lý rằng, chắc là chất lượng cũng không ra gì.
Sau hồi đắn đo giữa rẻ và chất lượng, đa phần họ sẽ cân nhắc về chất lượng.
Vì không ai muốn phải trải nghiệm một sản phẩm tồi cả.
Thế là họ sẽ rời đi.
Nhưng họ sẽ cảm thấy ấy nấy với bạn nên sẽ không nói cho bạn biết.
Vậy, sao bạn không thử thay đổi một chút trong cách mà bạn sử dụng các từ ngữ?
Ở đây, thay vì dùng từ “rẻ nhất”, bạn hãy dùng từ “yêu thương nhất”
Ví dụ:
“Sản phẩm này chất lượng tốt mà giá lại vô cùng yêu thương đấy, chị ạ”
Gần như cùng một nghĩa, nhưng thông điệp truyền đi sẽ khác hơn rất nhiều.
Phương pháp ở đây là, bạn hãy thay những từ “rẻ-đắt”, bằng những từ đồng nghĩa với nó như “yêu thương”
Bên cạnh đó, bạn hãy thêm những từ nhấn mạnh chúng.
Ví dụ, “cực kỳ”, “vô cùng”.
“Giá vô cùng yêu thương”, cũng gần như với “rẻ nhất” rồi.
Mình đã thử và đo lường lại kết quả.
Nó khiến mình thực sự bất ngờ chỉ bằng sự thay đổi nhỏ này.
Nếu bạn cũng đang gặp vấn đề tương tự, hãy thử nó xem sao!
Chia sẻ của Lê Tấn Nghĩa