Mục lục
Chìa khóa đề phát triển chiến lược kênh phân phối tối ưu cho doanh nghiệp của bạn
Kênh phân phối Markeitng (Hay còn được gọi là: Marketing Channel / Distribution channel) là tập hợp các cá nhân, tổ chức có sự phụ thuộc lẫn nhau cùng tham gia vào một công việc chính là đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Phân loại Kênh phân phối Markeitng
Dựa vào hình thức hoạt động thì kênh phân phối trong marketing được chia thành 3 nhóm chính: Kênh phân phối trực tiếp, kênh phân phối gián tiếp và kênh phân phối đa cấp.
Kênh phân phối gián tiếp
Trong kênh phân phối gián tiếp sẽ được chia làm hai loại là:
Kênh phân phối truyền thống: là kênh mà hàng hoá phải đi qua nhiều khâu từ nhà sản xuất cho đến trung gian và cuối cùng mới đến được tay người tiêu dùng. Cụ thể, sẽ có 3 cấp gồm:
Cấp 1: P (Nhà sản xuất) -> R (Nhà bán lẻ) -> C (Người tiêu dùng)
Cấp 2: P (Nhà sản xuất)-> W (Nhà bán sỉ/nhà bán buôn) -> R (Nhà bán lẻ) -> C (Người tiêu dùng).
Cấp 3: P (Nhà sản xuất) -> A&B (Cò mối) -> W (Nhà bán sỉ/nhà bán buôn) -> R (Nhà bán lẻ) -> C (Người tiêu dùng).
Ưu điểm:
Chi phí thực hiện thâp hơn so với các kênh phân phối khác
Độ phủ tiếp cận đến người tiêu dùng ở khoảng khách rộng hơn.
Nhược điểm:
Kho khăn trong quá trình quản lý phân phối và dễ có rủi ro trong quá trình phấn phối ở các cấp trung gian.
Kênh phân phối hiện đại: là kênh mà nhà sản xuất và bên trung gian phân phối sẽ kết hợp lại là một. Các hàng hoá sau khi được sản xuất sẽ phân phối trực tiếp từ thể thống nhất đến với người tiêu dùng. Lợi ích của kênh phân phối này là tiết kiệm được chi phí và thời gian trong quá trình vận chuyển đến với người tiêu dùng.
Ưu điểm:
Có những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm của kênh phân phối truyền thống
Nhược điểm:
Khá phụ thuộc và bị động vào sự phát triển của công nghệ.
Sự đa dạng ngành hàng thấp, không thông dụng với mọi ngành hàng.
Kênh phân phối đa cấp (hỗn hợp)
Là các thành phần tham gia trong việc phân phối hàng hoá ngoại trừ nhà sản xuất nó đóng vai trò là trung gian hoặc cũng là người tiêu dùng. Khi áp dụng kênh phân phối đa cấp sẽ có những lợi thế giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí quảng cáo. Tuy nhiên, vẫn phải trích một khoản hoa hồng cho các bên trung gian.
Ưu điểm:
Tiết kiệm được chi phí cho việc quảng bá và truyền thông và xây dựng đội ngũ bán hàng.
Nhược điểm:
Gây khó khăn trong việc kiểm soát thông tin.
Mô hình dể bị lợi dụng để lừa đảo và chiếm đoạt tài sản.
Kênh phân phối trực tiếp
Kênh phân phối trực tiếp là loại kênh phân phối mà trong đó những thành phần tham gia chỉ có nhà sản xuất và người tiêu dùng. Các hàng hóa sản xuất sẽ được phân phối trực tiếp cho người tiêu dùng mà sẽ không phải thông qua bất kỳ khâu trung gian nào cả. Bạn có thể hiểu kênh phân phối trực tiếp là: P (producer) --> C (Consumer).
Ưu điểm:
Dễ dàng kiểm soát mọi hoạt động và các vấn đề phát sinh từ đầu đến cuối của quá trình phân phối
Có thể tiếp cận và chăm sóc trực tiếp khách hàng một cách tối ưu và hiệu quả.
Nhược điểm:
Tốn chi phí trong do vấn đề khoảng cách của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Độ phủ và tiếp cận không rộng bằng qua các kênh trung gian.
Hiện nay, việc áp dụng nền tảng Online vào Marketing giúp khắc phục mọi nhược điểm của kênh phân phối Marketing trực tiếp. Digital Marketing được coi là kênh phân phối Marketing trực tiếp hiện đại và đặc biệt hiệu quả hơn cả.
Để kinh doanh thành công thì doanh nghiệp cần phải luôn nắm bắt các xu hướng Marketing mới nhất. Sau đó, sử dụng nó để triển khai vào các chiến lược Marketing của riêng mình để tiếp cận phân phối đến người tiêu dùng hiệu quả.
Điều quan trọng hơn nữa là bạn không nên dùng các chiến lược đã lỗi thời cho thương hiệu mình. Vì điều này sẽ khiến bạn tiếp cận khán giả kém hiệu quả và dẫn đến sự tăng trưởng kém.
Gợi ý một số kênh phân phối trực tiếp qua Digital Marketing xu hướng nhất năm 2021 giúp các doanh nghiệp tiếp cận người tiêu dùng nhanh chóng và hiệu quả cao như: Facebook Marketing, Tiktok Marketing, SEO, Google Ads, Email Markeitng, Influencer Marketing, Media Marketing, …
Tổng hợp và chia sẻ của Phương Anh