Mục lục
Có 4 lý do chính:
Người tiêu dùng dành thời gian của họ nhiều hơn trên Social Media
Social Media đã, đang, và sẽ tiếp tục là một công cụ làm việc, ứng dụng giải trí, nguồn thông tin quan trọng trong cuộc sống của người Vietnam. Theo số liệu từ We Are Social, mỗi ngày trung bình một người trưởng thành (trên 16 tuổi) ở Vietnam dành khoảng 6 tiếng để truy cập Social Media.
Thời gian dành cho Social Media nhiều lên cũng đồng nghĩa với việc người dùng sẽ dễ dàng bị thuyết phục mua hàng khi sử dụng Social Media.
Thị trường quảng cáo số của Việt Nam ước đạt 700 triệu USD năm 2018, trong đó kênh Facebook và Google chiếm trên 90%, có thể hiểu được rằng các doanh nghiệp hiện tại cũng đã ý thức được tầm quan trọng và hiệu quả khi quảng cáo với các kênh social.
Niềm tin của khách hàng
Tại sao những thương hiệu lớn lại dành ra cả đống tiền cho các kênh Social Media như Facebook, TikTok, hay Instagram? Digital Marketing nói chung là một kênh tiêu tốn rất nhiều tiền của doanh nghiệp. Tuy vậy, các công ty vẫn chấp nhận chi tiền, đơn giản vì nó hiệu quả.
Thực tế chỉ ra rằng, 72% người dùng bị ảnh hưởng khi đưa ra quyết định mua các sản phẩm thời trang và làm đẹp dựa trên những post Instagram của những influencer (người ảnh hưởng) họ quan tâm.
Ảnh hưởng của Social Media không chỉ dừng lại trên không gian ảo, nó tác động trực tiếp đến hành vi của khách hàng. Lời khuyên của người khác rất có ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của người dùng hiện nay.
Shopping as entertainment
Trải nghiệm khi mua hàng của người dùng luôn là bài toán với mọi thương hiệu. Ngày nay khi internet phát triển và trở nên không thể thiếu, khách hàng ngày càng đòi hỏi nhiều hơn khi mua sắm. Tương tác trực tiếp với sản phẩm, hỏi đáp với người bán đem lại cho họ niềm vui khi mua hàng như khi mua sắm trực tiếp tại cửa hàng.
Các nền tảng Thương mại điện tử như Alibaba cũng đang làm rất tốt việc này với hình thức livestream (trên nền tảng TabaoLive). Tại đó người bán trực tiếp giới thiệu sản phẩm đến khách hàng, giải đáp thắc mắc của họ.
Ngược lại, khách hàng cũng dễ dàng đặt đơn hàng, thanh toán như khi mua sắm trên TMĐT thông thường. Thực tế, bằng hình thức này, Taobao Live đã tạo doanh thu 14.9 tỷ USD trong năm 2018 với tốc độ tăng trưởng hàng năm hơn 400%. Nền tảng này thu hút hơn 10.000 influencer bán hàng với hình thức livestream.
Direct to Consumer (bán hàng trực tiếp)
Direct to consumer (D2C) – bán hàng trực tiếp được hiểu là hoạt động bán sản phẩm, dịch vụ từ người bán đến thẳng người tiêu dùng (qua website, cửa hàng chính hãng) mà không cần quảng cáo qua các kênh trung gian như nhà phân phối, đại lý, cửa hàng bán lẻ.
Instagram là một trong những nền tảng hứa hẹn nhất để các thương hiệu bắt đầu với mô hình Social Commerce. Tháng 6 năm 2015, Instagram cho phép người dùng có thể đặt nút “Mua Ngay” dưới ảnh của họ. Đến tháng 11 năm 2016, người dùng có thể đặt tag sản phẩm dưới ảnh của mình.
Điều này đồng nghĩa họ có thể biết được giá của mỗi sản phẩm trong cùng một bức ảnh.
Mô hình Social Commerce đem lại cho doanh nghiệp đó là sự kết nối và liên hệ giữa thương hiệu với khách hàng khi sản phẩm được phân phối thông qua kênh bán lẻ truyền thống là rất hạn chế. Để thương hiệu có thể tiếp tục phát triển và duy trì sự thống trị, doanh nghiệp cần tìm ra cách kết nối với khách hàng của mình một cách trực tiếp hơn.
Điểm mấu chốt của bán lẻ hiện đại mà các thương hiệu đều nhận thức được đó là dữ liệu khách hàng (customer data).
Nếu không có dữ liệu, các thương hiệu sẽ không thể cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng, không thể thích ứng được với văn hóa địa phương hay phát triển sản phẩm, và đánh giá hiệu quả khi ra mắt một sản phẩm mới.
Nói tóm lại, dữ liệu khách hàng chính là xương sống cho doanh nghiệp bán lẻ nếu muốn tồn tại trong tương lai. Social Commerce bản chất là một hình thức D2C, mà ở đó, nó giải quyết trực tiếp được bài toán này. Giờ đây khách hàng có thể mua và thanh toán trực tiếp trên Instagram.
Điều này khiến mạng xã hội này ngày càng hoàn thiện hơn với trải nghiệm mua hàng của người dùng.
Chia sẻ của Tony Ha