Hôm nay mình muốn chúng ta đang nói về một thứ gọi là “tư duy của nhà quảng cáo”.
Trước tiên, mình thấy khá thú vị khi hầu hết mọi người bị hấp dẫn hoặc cảm thấy ngưỡng mộ một người chạy quảng cáo khi anh ta show được những kết quả mà trong đó Cost/GMV ( chi phí trên doanh thu) của anh ta thấp hoặc cực thấp.
Đại loại là nếu mình viết một bài thật dài cho thật giống một người chạy quảng cáo giàu kinh nghiệm, kèm theo một ảnh chạy quảng cáo một ngày hết 50K nhưng được 2 triệu doanh thu, thì chắc chắn sẽ nhận được vài trăm cái inbox xin chia sẻ kinh nghiệm hoặc những lời khen có cánh.
50K ra 2 triệu hiển nhiên là một kết quả tốt về mặt chi phí. Nhưng vấn đề quan trọng nhất của kinh doanh là phải mở rộng (scaleup) được quy mô lên.
Và đau đớn là khi anh ta muốn chạy lên 500K hoặc 5 triệu, thì không biết cách chạy hoặc nếu chạy thì kết quả không bao giờ là là 20 hay 200 triệu GMV cả.
Tư duy quảng cáo điển hình của những người làm quảng cáo thiếu kinh nghiệm là tập trung tối ưu chi phí bằng mọi cách. Ví dụ phổ biến nhất là cố gắng tối ưu để mẫu quảng cáo xuất hiện với đúng khách hàng đang có nhu cầu.
Tuy nhiên, tối thiểu chi phí đồng nghĩa với thu hẹp tập khách hàng tiếp cận. Nhiều người lý luận rằng nên tập trung tối ưu target để cải thiện CR ( tỷ lệ chuyển đổi).
Tuy nhiên, với cách tiếp cận như vậy, các bạn đang cạnh tranh trong một miếng bánh vô cùng nhỏ, đó là tập những khách hàng đã có nhu cầu.
Hãy nhớ, bản chất của quảng cáo là gợi mở nhu cầu ( hay kích thích nhu cầu) chứ không phải là hiển thị với người đã có nhu cầu.
Lấy một ví dụ dễ hiểu nhất về quảng cáo trên Facebook, nền tảng quảng cáo lớn nhất nhì thế giới. Tưởng tượng khi bạn đọc xong bài này, bạn tiếp tục kéo newfeeds của mình xuống để lướt các tin tức mới trong ngày.
Rồi một mẫu quảng cáo hấp dẫn xuất hiện, ví dụ một chiếc ốp lưng điện thoại. Rõ ràng là bạn không có nhu cầu mua ốp, chiếc ốp hiện tại bạn đang dùng hoàn toàn ổn và không hề bị hư. Nhưng mà vì…nó đẹp quá.
Và rồi không cưỡng lại được, bạn móc hầu bao để mua nó. Trong trường hợp này, mẫu quảng cáo đã làm đúng vai trò bản chất của nó, là gợi mở và kích thích nhu cầu mua thêm ốp lưng trong bạn.
Khi mọi người làm một ngành hàng thấy khó, và mọi nỗ lực tối ưu dường như không mang lại nhiều kết quả, thì hầu hết mọi người đều nghĩ rằng, ngành hàng này bão hòa rồi, hết trend rồi.
Nhưng sự thực là nhu cầu của khách hàng luôn ở đó, chỉ là bạn có cạnh tranh được về cách làm với đối thủ khác hay không thôi, hoặc ít nhất là bạn không kích thích được khách hàng mua sản phẩm của mình.
Shop lên sàn được 2 năm, vào ngành hàng cạnh tranh khốc liệt nhất nhì Shopee, và đứng top 1 ngành hàng theo dữ liệu thống kê chính xác của sàn từ đầu năm 2019,
doanh thu đủ lớn để việc mỗi tháng chi 5-600 triệu tiền chạy riêng ” đấu thầu từ khóa ” là không thành vấn đề, thậm chí còn đang muốn tăng ngân sách chạy lên.
Bài viết này, mình không quá đi sâu vào lý thuyết hay kĩ thuật/học thuật. Các bài viết về kĩ thuật quảng cáo mọi người có thể tham khảo các số livestream của mình trên Shopee Uni hoặc các bài viết khác.
Trong khuôn khổ bài viết này, mình mong rằng gợi mở cho mọi người một tư duy rộng hơn về làm quảng cáo.
Để rồi từ tư duy đó, áp dụng trong môi trường Shopee, mọi người sẽ hiểu mình cần các kĩ thuật tối ưu quảng cáo tương ứng nào.
Chia sẻ của Huân Phạm