Sản Xuất Content “Công Nghiệp” Liệu Có Ổn

Nếu một ngày bạn được giao “Viết 4 bài cho 1 fanpage mới toanh về dịch vụ thuê sản phẩm in ấn, máy tính”, thực hiện trong một buổi sáng, bạn sẽ làm gì?

Đây là đề bài mình được nhận khi ứng tuyển cho một công ty truyền thông ngày trước. Mình đã mở máy và viết luôn 2 bài đầu tiên là “Giới thiệu công ty, dịch vụ” và “Lợi ích vì sao khách hàng nên chọn chúng tôi”.

Hai bài còn lại vì mù mờ về đề tài cho thuê máy móc, công nghệ, nên mình phải ngồi tìm đọc các thuật ngữ trước, rồi dạo một vòng các fanpage, website trong ngành để học nội dung mọi người thường viết. Cuối cùng mình chọn thêm hai đề tài nữa là “So sánh hãng máy in A và B” và “Máy tính văn phòng nào tốt nhất để làm việc” để kết thúc combo 4 bài ứng tuyển.

Kết quả ư, mình rớt vòng loại. Bài mình “được” nhận xét là không có gì nổi bật và cũng không sâu sắc. Thêm nữa là khi mình phỏng vấn và được hỏi: “Em đã có những ý tưởng gì cho các bài viết sau trên page chưa?”, mình chỉ liệt kê được vài ý tưởng rồi lâm vào thế bí, và sau đó là… không có sau đó. Mình được “trả về” để tiếp tục mài dũa trình viết.

Cho đến giờ, sau khi đọc nhiều bài chia sẻ hơn về làm nghề content, mình mới hiểu ra hôm ấy mình đã sai ngay từ bước đầu: mở lap lên và vội vàng cắm cúi viết sau khi đọc đề.  Đúng là vội không giải quyết được gì, mà chỉ có bình tĩnh mới làm nên thần thái.

Vậy nên ở post này, mình sẽ chia sẻ 5 điều mà mình rút ra được để tránh thất bại khi gặp tình huống tương tự. Hi vọng sẽ giúp ích với các bạn đang tập tành viết content như mình đây nha.

Thứ nhất, phải hiểu rõ yêu cầu viết

Đọc đề bài từ khách hàng, mình không hiểu chỗ nào phải hỏi lại, chứ mà đoán đoán là ăn hành ngay. Mình phải biết mong muốn, định hướng của khách hàng là gì, họ truyền thông về điều gì, họ tự hào gì về doanh nghiệp.

Trong trường hợp phía khách hàng còn chưa xác định được thì bạn có thể chủ động cùng đưa ra gợi ý để khi viết, bạn luôn tỉnh táo, viết cho đúng, cho trọng tâm chứ không là văn vở bay bổng, rồi đứt gánh nội dung liền.

Thứ hai, phải hiểu nghành nghề đang viết

Đề càng khó càng phải “research” nhiều, mà càng quen thuộc thì càng cần “ngâm cứu” kĩ hơn.  Lớ ngớ đọc đề rồi viết thì dễ viết phải bài không có chiều sâu, không có quan điểm rõ ràng.

Chưa kể nội dung hiện nay trên các trang mạng xã hội, báo chí rất đa dạng, rất dễ để bạn đi theo những vệt nội dung đã cũ, đã nhàm của người khác, không có được chất riêng trong lối viết của bản thân mình.

Thứ ba, phải hiểu viết cho ai

Cái này đi training, đọc, học về content, ai cũng biết khi viết phải lưu tâm đến bạn viết cho ai, nhắm đến đối tượng người đọc thế nào. Nhưng với những bạn content mới hành nghề rất dễ quên mất, điển hình là mình đây.

Viết một bài bán sản phẩm bảo hiểm, mà bài viết dùng tone dễ thương, emoji các kiểu thì có lẽ khách hàng khó mà tin tưởng lựa chọn dịch vụ của bạn rồi đó.

Thứ tư, brainstorm “rộng”

Bước này là mình học từ một đàn chị đi trước. Khi nhận đề bài về một sản phẩm, như máy in chẳng hạn, mình cần đặt được những câu hỏi theo dạng 5W_1H (What, Where, When, Why, Who, How).

Ví dụ như liên quan đến who thì: Có ai cần dùng máy in, người nào sẽ là người mua máy in, người dùng cần máy in làm ở lĩnh vực gì, họ có những mối quan tâm nào …. Bạn đặt càng nhiều câu hỏi càng tốt.

Sau khi đã đặt được tất cả những câu hỏi thì mình sắp xếp lại ở dạng sơ đồ tư duy theo 6 mục như trên, rồi mới bắt đầu viết. Như vậy người làm nội dung sẽ kiểm soát được bản thân đã có những dạng bài nào viết rồi, đã đi qua những nội dung gì. Từ đó, khi viết cũng dễ nghĩ ra nhánh ý tưởng để viết từ câu hỏi đã đặt, hạn chế việc bí ý.

Thứ năm, brainstorm “sâu”

Nghe nguy hiểm vậy thôi chứ  thật ra cái này là làm dàn ý như hồi xưa mình học văn thôi. Trước khi viết, bạn nên làm sương sương dàn bài sẽ viết những gì, nội dung dẫn dắt, nội dung chính thế nào. Và quan trọng nè, đâu sẽ là điểm “đắt” trong bài viết, như câu từ, nội dung chuyên sâu… để khi viết xong bạn cảm thấy thật ưng ý với nội dung mình viết ra, và mang đến giá trị cho người đọc

Tất nhiên để có thể viết hay, viết “mặn mà”, đặt tiêu đề thu hút chẳng hạn, là những kĩ thuật viết mà mình nghĩ người làm content buổi đầu cần phải học, làm và quan sát nhiều để có thể lên trình.

Hi vọng bài chia sẻ từ góc nhìn của riêng mình sẽ giúp các bạn viết content được tốt hơn, cũng như lắng nghe được những sẻ chia của mọi người về chuyện làm nghề nhé.

Chia sẻ của Thiên Ngân

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...