Mục lục
Để có suy luận tốt cần có logic tốt. Để logic tốt cần bạn phải nắm rõ đúng – sai (cam kết chung của xã hội). Ta biết, để có tư duy phân tích, đánh giá, phản biện tốt đòi hỏi Lập luận phải chặt. Để lập luận tốt cần có khả năng suy luận, chứng minh nguyên nhân – hệ quả tốt.
Muốn đúng – sai rõ ràng cần có góc nhìn rộng – không phiến diện. Để đa diện bạn phải có kiến thức nền cực chắc, khả năng thấu cảm và trải nghiệm đủ nhiều.
Và để rèn não trái – tăng khả năng phân tích, đánh giá, phản biện chúng ta có thể dựa vào 3 yếu tố sau:
Chánh kiến
Có kiến thức đúng: Bạn phải luôn xét lại kiến thức mình tiếp nhận, check lại toàn bộ các nhận định, định kiến nơi mình – không tin ngay các kiến thức nơi mình. Tìm cách lật lại để đào sâu xem có đang chủ quan không?
Ví dụ, mình biết thông tin – Ăn chay là tốt. Nhưng đừng vội tin, hãy lật lại vấn đề. Tại sao ăn chay tốt? Ăn chay tốt sao khoa học vẫn khuyên ăn động vật?… Sau khi tìm hiểu sâu mình biết được ăn chay phải cân bằng âm dương mới tốt chứ không phải ăn chay mất cân bằng âm dương thì vẫn bệnh tật như thường, có chăng là giảm hơn ăn mặn.
Chánh tư duy
Có cách nghĩ đúng: Không chấp nhận ngay bất cứ thông tin nào bên ngoài, không tin hoàn toàn bất cứ ai khi vừa tiếp cận. Xem xét lại các thông tin từ nhiều nguồn khác. Check lại cách lập luận của người khác và chính mình.
Ví dụ, khi mình vừa biết Trần Lan là nhà chữa lành bằng thực dưỡng – ăn chay cân bằng âm dương. Mình chưa hoàn toàn tin hết mà mình check thông tin sâu hơn từ những vị nổi tiếng hơn Lan, từ các bệnh nhân đã khỏi nơi Lan và mình trải nghiệm 50 ngày ăn số 7 dưới sự giám sát, coach nơi Lan và quan sát cơ thể mình.
Sau khi ăn, nghe Pháp và các bênh trên thân đã biến mất: Bệnh lạnh chân tay mùa đông – nóng mùa hè đã hết, bệnh viêm xoang hết, bệnh dạ dày hết…
Học Vi Diệu Pháp cùng sư Sán Nhiên trên youtube mình càng rõ biết các vấn đề nơi thân – tâm và tin tưởng Lan hoàn toàn tới giờ phút này.
Chánh ngữ
Dùng ngôn ngữ đúng đắn: Sự thật nếu nói không đúng lúc, đúng người, đúng nơi cũng không phải là tốt. Xem xét cách dùng từ ngữ – ngôn ngữ đã đúng người, đúng hoàn cảnh và đúng lúc không? Phản biện là để cùng nhau tìm ra giải pháp tốt nhất, không phải để thắng – thua.
Ví dụ, mình search được rất nhiều thông tin từ những người chưa bao giờ trải nghiệm thực dưỡng, họ có rất nhiều luận điểm chủ quan, thậm chí có những vị bác sĩ nổi tiếng… họ chỉ thấy nhưng người ăn sai, nhận những quả đắng thì kết luận ăn thực dưỡng không tốt.
Họ chưa bao giờ gặp những bệnh nhân bệnh viện trả về lo hậu sự nhưng nhờ thực dưỡng mà giờ khoẻ như voi… Nhưng nhờ Lan và pháp chánh ngữ cho mình thấy không cần giải thích với những người không đủ duyên. Việc tranh cãi qua lại sẽ không giúp ích gì vì không đúng người, không đúng lúc, khôn đúng hoàn cảnh…
Có vài vị sau khi gặp vài biến cố, tự động tìm tới và lúc đó mình chia sẻ họ sẽ thấy giá trị hơn rất nhiều.
Tất nhiên, để kích hoạt tư duy phản biện, đòi hỏi chúng ta phải luyện não hàng ngày giống như tập gym vậy. Phải biết mình đang ở giai đoạn nào và phải tập luyện đều đặn với một tâm thế – đào sâu và khách quan nhất có thể.
Các bạn thấy sao?
Chia sẻ của Nhung Cote