Mục lục
Chắc mọi người cũng đã nghe nhiều về những phương pháp để tối ưu quảng cáo tìm kiếm sản phẩm, quảng cáo khám phá.
Nhưng có 1 mảng quảng cáo nữa của shopee là quảng cáo tìm kiếm shop (quảng cáo tài khoản S), phần này mình thấy nhiều shop hơi dè chừng chạy vì có khá nhiều rào cản như:
- Tỷ lệ cạnh tranh cao do chỉ có 1 vị trí hiển thị
- Giá thầu tối thiểu hơn cao, thấp nhất 600đ (mới tăng giá 100đ so với trước)
Nhưng đây lại là 1 vùng biển còn rất trong xanh cho những chú cá con tung tăng nếu tối ưu được.
Tối ưu dựa vào xây dựng thương hiệu riêng
Từ khóa tốt nhất để chạy cho (quảng cáo tài khoản S) chính là từ khóa thương hiệu riêng của sản phẩm bạn bán, cũng như thương hiệu của bạn.
Ví dụ: thương hiệu của bạn là A store, thì khi bạn chạy từ khóa A store dù là mở rộng hay chính xác từ khóa này shop bạn lúc nào cũng được ưu tiên hiển thị đầu tiên và giá trị cho 1 click luôn luôn là rẻ nhất.
Và để tối ưu được điểm này điều đầu tiên đối với shop nhỏ khi kinh doanh trên sàn Thương mại điện tử đó là ý thực được việc xây dựng thương hiệu riêng của shop:
- Bắt đầu bằng một cái tên dễ nhớ, dễ search.
- Có logo riêng, mang tính cách đặc chưng muốn truyền tải tới khách hàng.
- Chăm sóc khách hàng theo phong cách riêng để khách hàng nhớ tới thương hiệu của bạn.
- Có những sản phẩm gắn liền tới thương hiệu của bạn
- Gắn tên thương hiệu vào tên sản phẩm để tối ưu hiệu quả hiển thị cũng như kết quả tìm kiếm
- Tăng độ phủ thương hiệu qua Shopee Feed & Shopee Live có gắn hagtag thương hiệu.
Và còn rất rất nhiều cách nữa nhưng mình chỉ liệt kê 1 số cách cơ bản.
Tối ưu dựa vào từ khóa
Tối ưu từ khóa của (quảng cáo tài khoản S) về kỹ thuật và cách thức cũng không khác gì so với chạy cho sản phẩm, nhưng nó cũng có điểm khác nhau đó là: chạy (quảng cáo tài khoản S) không bị phụ thuộc vào mức độ liên quan của từ khóa của sản phẩm, có nghĩa là bạn có thể chạy đươc những từ khóa ở những ngành hàng khác cho dù bạn không bán sản phẩm ở ngành hàng đó. Việc này giúp bạn mở rộng hiển thị cho shop nhiều hơn nhưng cũng sẽ giảm tỷ lệ chuyển đổi nếu shop bạn không bán sản phẩm ở những từ khóa đã chạy.
Và để tìm kiếm được những từ khóa ngách phù hợp cũng như tăng tỷ lệ chuyển đổi ra đơn hàng khi khách hàng đã quyết định click vào shop của bạn xem sản phẩm, thì cách mình đang áp dụng đó là chọn lựa từ khóa dựa trên file data của quảng cáo tìm kiếm sản phẩm, sau đó lọc theo những cách sau:
Chọn những từ khóa ngách trong file.
Chọn những từ khóa có lượt chuyển đổi tốt.
Chọn những từ khóa không phải từ khóa chính của sản phẩm, mà chỉ là những từ khóa có liên quan tới sản phẩm mà khách hàng tìm kiếm.
Ở đây mình không có đề cập tới những từ khóa chính bởi vì thường những từ đó hầu như mọi người đều sẽ chạy, nếu bạn không đủ tiền lực để đốt thì nên đi theo hướng ngách ít cạnh tranh sẽ có lượt hiển thị tốt hơn.
Tối ưu dựa vào content
Nói tới chạy (quảng cáo tài khoản S) thì không thể thiếu yếu tố đó là Câu khẩu hiệu quảng cáo (Tagline). Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp tới sự tò mò của khách hàng và quyết định khách hàng có click vào shop để xem hay không. Một số gợi ý của mình về tối ưu cho tagline:
Tagline thì đều xuất hiện trên cả 2 nền tảng nhưng vẫn nên tập trung tối ưu trên app hơn, do vậy số lượng từ khóa dành cho tagline khá hạn chế khoảng 24 ký tự (đối với viết IN HOA) và 30 ký tự (đối với viết thường). Nên nội dung truyền tải cần tối ưu trong khoảng 24~30 ký tự đầu tiên.
Sử dụng những khẩu hiệu kích thích khách hàng tò mò hoặc kích thích mua sắm như: SIÊU SALE, GIẢM GIÁ SOCK, QUÀ TẶNG ĐỘC QUYỀN, …
Sử dụng những khẩu hiệu nhấn mạnh về thương hiệu của bạn trong ngành hàng như: A Store phân phối Iphone 13 chính hãng… (mình đùa thôi pha này dễ lật kèo nhénhưng đại loại là vậy.
Tối ưu dựa liên kết trang đích
Sau khi tối ưu những vấn đề trên xong thì tin mình đi, nhiều bạn chắc cũng sẽ nhấn lưu và chạy luôn mà quên luôn 1 yếu tố cũng quan trọng không kém trong phần chạy (quảng cáo tài khoản S) đó là: trang đích đến (Trang liên kết). Khi khách hàng quyết định nhấn vào quảng cáo của bạn thì trang liên kết dẫn tới đâu cũng sẽ ảnh hưởng nhiều tới quyết định mua hàng của khách. Mình lấy Ví dụ như sau:
Từ khóa khách tiếp cận tới shop bạn là: quần lọt khe. Nhưng trang liên kết mặc định bạn để là trang chủ shop (mặc định) mà shop bạn thì bán mạnh chủ yếu là các sản phẩm như váy, áo hoặc đồ dự tiệc…thì những sản phẩm này sẽ được hiển thị lên đầu tiên. Thành ra đối với tâm lý khách mua hàng khi nhấn vào link mà không ra được sản phẩm phù hợp họ sẽ đi ra luôn mà không coi tiếp.
Qua Ví dụ trên thì thay vì bạn để trang liên kết là trang chủ shop (mặc định) thì bạn sẽ dẫn link tới 1 trang riêng có những sản phẩm chọn lọc phù hợp với nhu cầu khách hàng tìm kiếm từ khóa đó, sau đó khách đã xem những sản phẩm cần thiết đúng nhu cầu rồi họ sẽ tiếp tục ở lại xem thêm những sản phẩm khác. Hoặc bạn có thể gợi ý cho khách hàng bằng cách chèn thêm những chương trình ưu đãi dựa trên những sản phẩm ở mục riêng đó.
Chia sẻ của Lê Nguyễn Hùng