Nhìn lại 3 năm qua mình đã làm được gì và đúc rút ra một số thách thức trong quản trị doanh nghiệp nhỏ mà Mr.Kool tiếp tục phải vượt qua và cũng có thể là vấn đề của những người khác.
- Tư duy chiến lược từ trung hạn đến ngắn hạn. Gác cái dài hạn sang 1 bên, đừng viển vông, trừ khi có ông bố đại gia.
- Năng lực thực thi:
- (1) Hoạch định cơ hội
- (2) Hành động quyết liệt
- (3) Xác thực tính hiệu quả
- (4) Liên tục cải tiến và học hỏi.
Một tập thể thiếu tư duy chiến lược sẽ dẫn đến động lực yếu, phân tán, thiếu nhất quán, dễ tan vỡ. Doanh nghiệp nhỏ thường rất hoang mang khi vấp phải những cơn sóng đầu tiên dẫn đến mất phương hướng, nhưng nếu có tầm nhìn họ sẽ có lý do và động lực để vượt qua những thách thức đó.
Do vậy câu trả lời cho câu hỏi “Doanh nghiệp này được thành lập vì mục tiêu gì?” Đây là kịch bản phải được chuẩn bị sẵn ngay từ đầu, được xem là cứu cánh cho các xung đột quan điểm trong vận hành. Tuy chiến lược quan trọng là thế nhưng không đủ vì nó cần được hiện thực bằng năng lực của tổ chức, nếu không nó chỉ giống như bản đồ án tốt nghiệp được bày đẹp đẽ trong tủ kính.
Năng lực thực thi được cấu thành bởi 4 nhân tố quan trọng như trên và nó được gắn kết chặt chẽ bởi kế hoạch của cả tổ chức và cá nhân, mà ở đó tính kế hoạch của lãnh đạo luôn phải rõ ràng và công khai. 4 bước trên phải được thực thi thành thói quen và có tính lập lại liên tục để có thể chuyển hoá kiến thức thành nội lực của bộ máy.
Bước 1 của năng lực thực thi là nền tảng của bước 3 và 2 là đòn bẩy cho bước 4. Làm tốt qui trình này sẽ giúp bộ máy tận dụng tối đa nội lực và cải thiện từng phần, tránh rơi vào bẫy kinh nghiệm lạc hậu. Nếu Doanh nghiệp chỉ có B, thiếu A sẽ vô cùng nguy hiểm, không khác gì xây nhà cao tầng mà chưa có bản vẽ kiến trúc, khi lên cao rất có thể sụp xuống bất kì khi nào.
Chia sẻ của Hoang Ha MrKool