Mục lục
Thực trạng sản xuất hiện trường trong thời Covid đang rất phức tạp, cấm tụ tập trên 10 người theo chỉ đạo của TP Hà Nội. Giải pháp được các đơn vị ưa chuộng thời gian này là sản xuất trong studio và việc quay phông xanh là rất phổ biến từ: Quay video đào tạo, talk chuyên gia, livestream ra mắt sản phẩm… với chi phí hợp lý, dễ thực hiện.
Với kinh nghiệm của bản thân về sản xuất video mình xin chia sẻ một số tips nhỏ để anh em tham khảo:
Màu của phông key
Theo lý thuyết, phông để quay key thì màu đơn sắc nào cũng được, nhưng thông thường các studio hay lựa chọn phông màu xanh nõn chuối vì thường màu đó sẽ khác biệt với các màu trang phục đạo cụ trong thực tế…
Trang phục diễn viên, đạo cụ… phải đối lập với phông nền
Quay key tiền kỳ chỉ là một phần của quá trình, việc xử lý hậu kỳ mới là vấn đề nan giải khi các trang phục như quần áo trùng với màu background, nếu làm không tốt về hậu kỳ lãnh đủ hi.
Ánh sáng quan trọng với phông xanh quay key
Đánh đèn làm sao để ánh sáng phông phải thật đều, không bị lốp sang chỗ này, chỗ kia. Đèn thì có mấy nhóm cơ bản: Đèn phông, đàn ven trên đầu diễn viên, đèn phía trước mặt.
Chuyển động của diễn viên
Lưu ý quan trọng, chuyển động của diễn viên không được ra ngoài khuôn khổ phông xanh, nhiều khi không để ý để diễn viên vung tay, vung chân ra ngoài khuôn hình phông xanh, về hậu kỳ sẽ chém đứt tay chân diễn viên luôn haha.
Bóng đổ của diễn viên trên phông cũng là một điều lưu ý
Theo nguyên lý, mặt trời chiếu sáng sẽ tạo ra bóng đổ, nhưng quay phông xanh thì hết sức lưu ý vì sẽ khó khăn cho việc hậu kỳ xóa bóng đổ sau này. Nếu muốn bóng đổ theo ý đồ, sẽ xử lý khá đơn giản ở khâu hậu kỳ.
Đánh dấu điểm tracking trên phông xanh
Khi đi quay, đâu đó chúng ta hay thấy một số dấu chữ X trên phông xanh, đấy là đánh dấu các điểm tracking trên phông xanh, sau này hậu kỳ sử dụng các điểm đánh dấu đó gắn các vật thể mong muốn, tạo ra những chuyển động background phù hợp, logic với nhân vật chuyển động.
Tiền kỳ và hậu kỳ dính với nhau như ấy với ấy
Team tiền kỳ và hậu kỳ cần ngồi kỹ với nhau trước khi sản xuất để tính toán tỉ mỉ, chi tiết từng chuyển động, ý đồ cảnh quay… để khi sản xuất hậu kỳ được chuẩn nhất. Các Job lớn thông thường phải dựng mô phỏng 3D chuyển động, đồ họa để tính toán cảnh quay.
Note: Video minh họa trong một dự án TVC ColorMedia sản xuất
Chia sẻ của Mr Nhạt