Mục lục
Thế giới kinh doanh thời nay là 1 môi trường dựa trên dữ liệu. Dữ liệu nếu được khai thác tốt và được biểu diễn trực quan hiệu quả tạo ra khả năng phân tích kinh doanh chính xác, từ đó những người kinh doanh, nhà lãnh đạo, các marketers,… nắm bắt được xu thế thị trường và trở nên nhạy bén hơn trong kinh doanh.
Tuy nhiên dân kinh tế, marketing khi tiếp xúc với dữ liệu thường bị “lạc lối” trong 1 mê cung các con số, không biết phải bắt đầu từ đâu, đâu là dữ liệu cần tập trung, những con số nào sẽ giúp bạn chứng minh sự hiệu quả của chiến dịch quảng cáo vào lợi nhuận của công ty?…
Để giúp các bạn không chuyên về nền tảng IT nhưng cần sử dụng phân tích dữ liệu để phục vụ công việc kinh doanh, mình xin chia sẻ các tips sau đây
Tư duy đúng – luôn phân biệt chỉ số (metrics) và insights
Khi bị choáng ngợp giữa 1 đống dữ liệu, bạn sẽ thường bị nhầm lẫn các chỉ số là các thông tin đúc rút ra
Chỉ số là những thứ bạn thấy trong bảng tính.
Insights mô tả cách những chỉ số đó hoạt động để tạo thành xu hướng. Thông thường, bạn xem xét các chỉ số tại một thời điểm cố định. Bạn thu thập insights bằng cách phân tích các chỉ số theo thời gian và mối quan hệ các chỉ số này.
Đây là một ví dụ:
Giả sử bạn đang tự hỏi liệu mọi người có thích nội dung blog của bạn hay không. Vì vậy, bạn làm một cuộc khảo sát, với câu hỏi: Bạn có khả năng giới thiệu nội dung này cho bạn bè như thế nào?
Sau khảo sát, bạn làm phân tích và tính toán được tỷ lệ người dùng giới thiệu nội dung trên blog của bạn cho bạn bè của họ. Chỉ số chính là tỉ lệ đó
Insights sẽ là những câu hỏi sâu hơn:
- Người đọc có nhiều khả năng giới thiệu 1 nội dung nhất định hơn những nội dung khác không?
- Có loại nội dung nào được người đọc đánh giá đặc biệt cao không? Tại sao?
- Có những loại nội dung nào khiến người đọc có suy nghĩ mua hàng không?
- Người đọc có thực sự đề xuất nội dung của bạn như họ nói ở trong khảo sát không?
Những câu hỏi này đều quan trọng vì chúng có thể giúp bạn có hướng đi trong “mê cung dữ liệu”.
Các bước giúp bạn định hướng khi phân tích dữ liệu
Bắt đầu với những câu hỏi tập trung vào mục đích phân tích dữ liệu mà bạn biết mình có thể trả lời với dữ liệu có trong tay
- Chọn các chỉ số mà bạn phân tích một cách nhất quán theo thời gian
- Tạo bảng hoặc bảng tính nơi bạn có thể theo dõi các chỉ số đó
- Gắn các chỉ số đó lại với câu chuyện kinh doanh của bạn
Các bước đó được kết hợp với nhau sẽ giúp bạn khám phá insights 1 cách sâu sắc về doanh nghiệp của mình. Ngoài ra các bước này sẽ giúp bạn tìm được trọng tâm trong việc phân tích dữ liệu, điều này sẽ cho phép bạn phân tích dữ liệu của mình và tạo báo cáo kinh doanh liên tục cho các bên liên quan tại công ty của bạn.
Thiết lập tính nhất quán của dữ liệu
Một trong những bước quan trọng nhất mà bạn sẽ thực hiện với dữ liệu kinh doanh của mình là luôn cập nhật và kiểm tra xem các chỉ số từ việc phân tích dữ liệu có thực tế với tình hình kinh doanh hay không
Tính nhất quán sẽ xuất hiện một cách tự nhiên nếu bạn đã trải qua quá trình kiểm tra các chỉ số của mình và đảm bảo rằng chúng có giá trị đối với hoạt động kinh doanh hoặc chiến dịch quảng cáo của bạn. Xây dựng dữ liệu theo nhu cầu của bạn và bạn sẽ đạt được insights hữu ích giúp thúc đẩy công việc của mình.
Trọng tâm của chiến lược tiếp thị của bạn
Đó là storytelling. Các chỉ số của bạn phải nói lên câu chuyện về con người (khách hàng, người dùng,… — không phải một loạt các nhấp chuột. Insights nắm bắt những gì con người đang làm. Các chỉ số giúp bạn nắm bắt những câu chuyện có giá trị nhất đối với công ty của bạn.
Như các bạn có thể thấy dữ liệu có tầm quan trọng lớn đối với lĩnh vực kinh doanh, marketing. Và việc phân tích dữ liệu sẽ giúp các bạn bứt phá trong công việc đòi hỏi tính nhạy bén và sáng tạo.
Chia sẻ của Nguyễn Nguyên