Mục lục
Xin chào, lại là em – cô gái chuyên hóng phốt của ngành đây Sau 2 bài hóng phốt của các brand trong nước thì hôm nay em sẽ nâng cấp series này với những chiến dịch Marketing thất bại của các brand đình đám trên thế giới.
Những kinh nghiệm xương máu dưới đây sẽ áp dụng được với cả các brand nhỏ và vừa chứ không chỉ riêng các brand lớn đâu. Rồi mình vô luôn nha.
Nike và bài học về kol
Đây có thể nói là vụ “xu cà nu” của hãng giày thể thao hàng đầu thế giới. Nike đã từng thực hiện một chiến dịch truyền thông với gương mặt đại diện là vận động viên Olympia – Oscar Pistorius. Hình ảnh của chiến dịch này gây ấn tượng khi ghép các động tác chạy của vận động viên thành hình gần giống với hình ảnh của viên đạn.
Tuy nhiên chỉ vài ngày sau đó, Oscar Pistorius bị buộc tội g. i. ế. t bạn gái bằng SÚNG. Cộng đồng liên tưởng ngay đến thông điệp của chiến dịch của Nike “I am the bullet in the chamber” (Tôi là viên đạn trong buồng). Gần như ngay lập tức, Nike phải gỡ toàn bộ ấn phẩm liên quan đến anh chàng này. Đây là bài học lớn cho hãng về việc xử lý scandal của người đại diện.
Coca cola và sự hiếu chiến
Cuộc chiến giữa Coca Cola với Pepsi thì ngành quảng cáo muôn đời nay không ai là không biết. Thế nhưng Coca Cola từng mắc phải một sai lầm lớn thực hiện chiến dịch truyền thông để đối đầu với “Pepsi Challenge” của Pepsi.
Theo đó, cả hai hãng mời rất nhiều người tham gia thử thách bịt mắt và uống 2 cốc nước, một là Pepsi và một Coke. Và thật cay đắng cho Coca Cola khi cả hai chiến dịch đều thu về kết quả là người dùng thích uống Pepsi hơn ngay từ ngụm đầu tiên.
Hãng nước ngọt màu đỏ cho rằng khách hàng thích đối thủ vì sản phẩm của bên họ ngọt hơn. Và thế là Coca Cola cho ra mắt sản phẩm New Coke được điều chỉnh độ ngọt.
Nhưng điều làm sản phẩm mới thất bại thảm hại là hãng này quyết định thay thế toàn bộ Classic Coke thành New Coke khiến khách hàng của họ nổi giận. Do đó, Coca Cola đã thua lớn trong cuộc chiến năm 1975 khi đánh mất số lượng lớn khách hàng trung thành của mình vì sự hiếu chiến.
Gap và vụ đổi logo thất bại
Gap được biết đến là một hãng may mặc thời trang. Tuy nhiên logo của họ được đánh giá là đơn điệu và ít gây ấn tượng cho khách hàng. Và thế là hãng này quyết định đổi logo để thay đổi bộ nhận diện thương hiệu của mình.
Nhưng có vẻ ông tổ ngành Design không phù hộ nên logo mới trông còn nhàm chán hơn logo cũ. Kể cả về màu sắc và font chữ đều bị giới chuyên môn và khách hàng đánh giá thấp. Bạn thấy đó, không phải brand nào cũng có chiến dịch đổi logo nhận diện thương hiệu thành công như Xiaomi.
3 case study trên đều là những kiểu chiến dịch truyền thông phổ biến. Tuy nhiên, không phải nhãn hàng nào cũng có thể thực hiện trơn tru và hiệu quả. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng có thể rút kinh nghiệm trong việc hợp tác với KOL, ra mắt sản phẩm cạnh tranh với đối thủ hay thay đổi bộ mặt nhận diện của brand mình.
Chúc mọi người không vấp phải những sai lầm này nhé!
Chia sẻ của Hiếu Dương