Nghiên cứu sản phẩm quần áo, giày dép cho bé từ 0-5 tuổi, hàng Việt Nam 100%.

Mục lục

Đề bài: Sản phẩm quần áo, giày dép cho bé từ 0-5 tuổi. Hàng Việt Nam 100%.

Ưu điểm:  Bền, bảo đảm an toàn cho da

Nhược điểm: Giá thành không cạnh tranh.

  • So với mặt hàng cùng giá thì sản phẩm họ đẹp hơn, tuy rằng chất lượng không bằng
  • Giá thành cao không thể sản xuất hàng loạt kiểu đại trà. Phải cân đong đo đếm từng đường kim mũi chỉ.
  • Mẫu mã không đa dạng.

Lời giải

Lưu ý: đây là các bước chung chung, các bạn tùy theo sản phẩm mà chọn phân khúc khách hàng và insight, từ đó cho ra content

Bước 1: Tìm hiểu tổng quan sản phẩm – như đã nêu ở trên. Cần tìm hiểu kỹ thêm khi có sản phẩm cụ thể

Bước 2: Đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp

Bước 3: Đối tượng khách hàng (người tiêu dùng sản phẩm)

  • Phân khúc class A, A+
    • Cần thương hiệu uy tín
    • Sẵn sàng chi tiền vì con
    • Đề cao yếu tố an toàn
    • Sẵn sàng chi tiền để có sản phẩm đẹp và an toàn
    • Vòng thời gian sử dụng sản phẩm ngắn
    • Mua sản phẩm vì con thích
  • Phân khúc class B, C:
    • Mua sản phẩm vì cần phải mua
    • Cân nhắc giá cả khi mua sản phẩm
    • Vòng thời gian sử dụng sản phẩm dài
    • 90% mẹ quyết định, vì có thể con thích nhưng mẹ thấy tính toán không thấy có lợi cho bài toán kinh tế mẹ quyết định thay mẹ.

Bước 4: Thấu hiểu khách hàng

Insight 1 (cho class A, A+):  Tôi muốn được mọi người công nhận tôi là người sành điệu, giàu có, đẳng cấp… thông qua việc chọn đồ cho con. Con tôi tỏa sáng nhưng thực sự là tôi tỏa sáng

Insight 2 (cho class B, C): Mẹ luôn phản bác con kiểu như “con nít mà đứa nào không thích xanh xanh đỏ đỏ, nhưng thích được 30 giây… Nhưng kỳ thực ý của tôi là, tôi muốn chọn cái nào bền, nhưng cũng hợp túi tiền, xài được lâu một chút, chứ nếu thay đổi xoành xoạch thì tôi không đáp ứng nổi.”

Insight 3 (class C): Con nít mặc 2 bữa là lớn rồi, mua làm gì ba cái đồ đắt tiền. Có bền cũng có sử dụng được nữa đâu. Kỳ thực ý của tôi là, thu nhập của tôi không đủ để chi tiền chmột món hàng “hơi chất” một chút…

Lưu ý 1: một sản phẩm không thể đáp ứng hết tất cả các phân khúc khách hàng. do đó, phải xem kỹ sản phẩm phục vụ chai (đối tượng khách hàng), và phục vụ cái gì (insight khách hàng)

Giả sử, đây là sản phẩm dạng trung cấp, dành cho phân khúc class B (cái này nhà sản xuất phải chọn ngay trước khi họ ra sản phẩm rồi), tầm 150-200k/ 1 bộ quần áo cho bé. Phân khúc này tập trung ở đâu? Dân văn phòng nà, các khu hành chính của các huyện, tỉnh.

Bước 5: Thông điệp

Core value (giá trị cốt lõi):

Ví dụ: “Phong cách bé yêu 2016” (sản phẩm quần áo sơ sinh) hay “tôn vinh vẻ đẹp thiên thần” (sản phẩm quần áo  bé 0-5 tuổi). Hoặc “nâng niu những bước chân đầu tiên” (sản phẩm giày). Hay “cho con yêu thêm vững bước” (sản phẩm giày)

Lưu ý 2: hiện tại thông điệp “100% hàng việt nam” hay “hàng việt nam chất lượng cao” không còn có tác dụng, thậm chí còn phản tác dụng. Vì nói như vậy là hàm ý mình đang so sánh hàng việt nam với hàng trung quốc. Do đó, mình chỉ show cái tốt, cái đẹp, cái chỉnh chu của sản phẩm của mình thôi.

Key Content

Giả sử chọn thông điệp “nâng niu nhưng bước chân đầu tiên” (sản phẩm giày cho bé từ 0-2 tuổi)

Sẽ có các tiêu điểm content sau:

  • Sự phát triển của bé
    • Sự phát triển bàn chân
    • Sự phát triển xương
    • Bé tập đi như thế nào
  • Uy tín:
    • Giấy chứng nhận thương hiệu Việt
    • Quy trình sản xuất
    • Chất liệu
    • Các nghiên cứu sản xuất
  • An toàn
  • Thời trang, thẩm mỹ
    • Các kiểu giày đang được ưa chuộng
    • Cách sửa giày dép quần áo
    • Nên chọn giày nào cho mùa đông (mùa hè)
    • Đi du lịch nên mang gì cho bé?
    • Tầm quan trọng của việc chọn giày dép
  • Giá cả (nếu đánh và phân khúc thấp)

Từ keycontent trên mới chra hàng trăm bài viết với hàng chục thể loại khác nhau. Tới đây thì mới tới công việc của bạn copywriter, và graphic design nếu content đó liên quan đến hình ảnh animation hay funfact gì đó…

Lưu ý 3: Các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ thì đều có các bước trên. khác nhau là ở khúc chọn kênh phân phối. nhiều tiền thì chọn KOLs (người đại diện thương hiệu), ít tiền thì tự chủ doanh nghiệp là hình ảnh đại diện thương hiệu.

Nhiều tiền thì chọn book báo này báo kia, chạy cả chục triệu Adsword, làm 1 series editorial content, hay làm TVC, book quảng cáo hay làm show truyền hình vào trăm triệu, thậm chí vài tỷ. ít tiền thì đăng bài lên Fanpage, website, làm brochure.. chạy Ads vài triệu…

Cái quan trọng không phải chạy PR, quảng cáo kênh nào, mà quan trọng thông điệp muốn truyền tải là gì.

Chia sẻ của Maria Nhật Tân

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...