Mục lục
Với hệ sinh thái sâu rộng hơn 98 thương hiệu của doanh nghiệp Viettel, các doanh nghiệp liên quan khác cần thấu hiểu điểm mạnh của doanh nghiệp Viettel nhằm thiết kế chiến lược thích ứng phù hợp.
Doanh nghiệp Viettel không chỉ là doanh nghiệp dẫn đầu tại Việt Nam, mà thương hiệu quốc tế Viettel Global còn phát triển được thêm 10 thương hiệu Viễn thông ngoài nước, cùng 7 thương hiệu Ví điện tử quốc tế triển vọng khác.
Tất cả những thành tựu này, đã góp phần giúp doanh nghiệp Viettel lọt vào TOP 500 thương hiệu giá trị nhất thế giới.
Có 2 điểm mạnh cốt lõi được litbi đúc kết sau khi nghiên cứu hoàn chỉnh Cây tri thức hệ sinh thái thương hiệu Viettel:
Điểm mạnh đầu tiên chính là hệ thống các giá trị cốt lõi của thương hiệu Viettel
Đã trải qua hơn 30 mươi năm xây dựng và tiến hóa, nay có thể được xem là một lợi thế cạnh tranh cốt lõi rất khó; hoặc không thể, bắt chước bởi các doanh nghiệp khác.
Chính lợi thế cốt lõi này đã giúp doanh nghiệp Viettel phát triển như vũ bão trong thời gian qua: từ doanh thu năm 2010 đạt 91.561 tỷ, lợi nhuận 15.500 tỷ đồng cho đến mức doanh thu hơn 234.000 tỷ, lợi nhuận 37.600 tỷ đồng vào năm 2018.
Giá trị nổi bật nhất trong hệ thống các giá trị cốt lõi của thương hiệu Viettel chính là Sáng tạo, cái mà đã được đưa vào máu, vào nếp tư duy của người Viettel:
- Đã làm phải khác biệt
- Phải làm chủ công nghệ
- Phải sáng tạo hơn.
Ví dụ cụ thể cho giá trị “Sáng tạo” của Viettel là hệ thống tính cước thời gian thực phiên bản vOCS 4.0 đã đạt giải Vàng IBA – International Business Stevie Awards 2018. vOCS được xem là “Trái tim nhà mạng”, sau 7 năm phát triển, đã giúp doanh nghiệp Viettel tiết kiệm hơn 70 triệu đô phí đầu tư
Tuy chỉ được phát triển bởi gần 30 kỹ sư; trong khi giải pháp ngoài nước cần đến hơn 1,000 kỹ sư. Điểm nổi bật của giải pháp vOCS 4.0 là có hiệu suất và thời gian triển khai gần như tốt hơn gấp đôi các giải pháp hiện hữu khác trên thị trường
Có thể thiết kế linh hoạt các gói cước không chỉ cho từng cá thể, mà cho cả các thiết bị M2M, theo thời gian thực. Từ nhà mạng truyền thống, doanh nghiệp Viettel giờ có thể cạnh tranh giải pháp tính cước ngang bằng với Ericsson hay Huawei.
Nếu không có hệ thống các giá trị cốt lõi mạnh mẽ, một bộ phận kỹ sư 30 người không thể đạt được kỳ tích này.
Điểm mạnh thứ 2 đến từ sự tổng lực của toàn hệ sinh thái thương hiệu Viettel
Vừa sâu vừa rộng, với 8 tổng công ty, 98 thương hiệu, bao phủ 12 lĩnh vực quan trọng của nền Kinh tế số 4.0.
Dưới đây là 3 chiến lược chính mà doanh nghiệp Viettel đang chú trọng phát triển:
Hạ tầng mạng lưới 5G
Là cốt lõi của ngành Viễn thông khi bước vào Kinh tế số 4.0, vì vậy doanh nghiệp Viettel đang đầu tư rất quyết liệt cho chiến lược này thông qua nhiều hoạt động tiên phong ở quy mô quốc gia.
Nếu dẫn đầu về mạng lưới 5G sẽ giúp doanh nghiệp Viettel có lợi thế về phát triển thuê bao mới, tăng trải nghiệm khách hàng tốt hơn và đồng thời tạo thêm lực đẩy cho các lĩnh vực liên quan như truyền hình số, IoT, thiết bị điện tử và cả tài chính số.
Công nghiệp điện tử dân dụng
Không phải lĩnh vực mới với doanh nghiệp Viettel, vì ngay từ năm 2010 đã có điện thoại và USB 3G mang thương hiệu VIettel.
Tuy nhiên với việc tuyên bố kế hoạch 100% người dân sẽ sử dụng điện thoại thông minh vào tháng 10/2019, và tháng 11/2019 tiến hành khởi công xây dựng Tổ hợp sản xuất công nghiệp công nghệ cao tại Hòa Lạc
Thì lãnh đạo Viettel đã khẳng định quyết tâm xem chiến lược công nghiệp điện tử là trụ cột quan trọng để hiện thực sứ mệnh mới “Kiến tạo xã hội số” đã tuyên bố vào 04/2019 của mình.
Bằng cách chủ động sản xuất cả thiết điện tử 5G, IoT … hệ sinh thái doanh nghiệp Viettel gần như đã hoàn chỉnh.
Chiến lược kết nối vạn vật IoT
Đây là lĩnh vực mới rất đặc thù với doanh nghiệp ngành Viễn thông, giúp tạo nguồn doanh thu mới quan trọng bù cho phần doanh thu thoại tin đang giảm tốc nhanh; trung bình khoảng 15% mỗi năm.
Tuy nhiên, để chiến lược kinh doanh IoT hiệu quả, đòi hỏi nhà mạng cần có năng lực số mạnh mẽ, bên cạnh hạ tầng mạng lưới sâu rộng. Và để giải bài toán năng lực số, vào 10/2019, Tổng công ty giải pháp Viettel cũng được thành lập.
Còn với bài toán hạ tầng mạng lưới IoT, vào Q4/2019 vừa qua, nhà mạng Viettel đã phủ sóng NB-IoT toàn thành phố HCM và Hà Nội, đây được xem là cột mốc quan trọng cho chiến lược IoT của thương hiệu Viettel.
Với các bước chuẩn bị cơ bản như trên, doanh nghiệp Viettel đang định hình là người dẫn lái toàn bộ chuỗi cung ứng hệ sinh thái IoT tại Việt Nam:
- Từ thiết bị
- Hạ tầng
- Nền tảng cho đến giải pháp ứng dụng
Với 2 điểm mạnh cốt lõi trình bày ở trên, doanh nghiệp Viettel hoàn toàn có cơ sở vững chắc để bước vào nền Kinh tế số 4.0 với vai trò dẫn lái toàn diện hệ sinh thái Kinh tế số Việt Nam.
Tuy nhiên, 2 điểm mạnh cốt lõi của doanh nghiệp Viettel lại là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp khác tại Việt Nam.
Doanh nghiệp cùng ngành như VNPT, MobiFone và FPT cần đặc biệt chú ý đến các lĩnh vực phải đối đầu trực diện như Internet băng rộng, IoT và truyền hình số.
Doanh nghiệp khác ngành như khối Tài chính ngân hàng thì cần chuẩn bị cho làn sóng tiền di động dự kiến bắt đầu từ năm 2020.
Chia sẻ từ Nguyen Le Kha
Đọc thêm các bài khác trong Series bài viết “12 Bài Học Xây Dựng Thương Hiệu Quý Giá Giúp Các Starup/SME Tiết Kiệm Bạc Tỷ”
- Bài 1: Dành chi phí cho quảng cáo hay cho trải nghiệm khách hàng? Tỷ lệ như thế nào thì hợp lý?
- Bài 2: Làm Thương Hiệu Trên Sàn Thương Mại Điện Tử Chỉ 2Tr500k
- Bài 3: 3 Bước Xây Dựng Thương Hiệu Cá Nhân Từ Con Số 0
- Bài 5: 5 Cách Phát Triển Thương Hiệu Trên Tik Tok
- Bài 6: 5 Điểm Tạo Ra Dấu Ấn Thương Hiệu Trên Digital
- Bài 7: 18 Viên Gạch Xây Dựng Thương Hiệu
- Bài 8: Brand Platform Là Gì…
- Bài 9: Suy Ngẫm Về Thị Trường Cafe Tại Việt Nam!
- Bài 10: Quy Trình Xây Dựng Thương Hiệu Và Case VietJet Air
- Bài 11: Vietjet Air Và Trần Anh Qua Lăng Kính “Khác Biệt Và Nổi Bật” Thương Hiệu
- Bài 12: Sexy Và Sex Trong Truyền Thông Thương Hiệu