Nâng Cấp Kỹ Năng Nghe Tiếng Anh Của Bạn Bằng Kỹ Thuật Này

Tự dưng nằm gác tay lên trán và nhớ lại những ngày đầu mình học Tiếng anh. Biết bao nhiêu vất vả, cố gắng giờ mình cũng có được chút “thành tựu” ở một môn mà trước giờ nghĩ là mình sẽ không thể nào học nỗi.

Cảm giác đạt được mục đích của mình nó tuyệt vời lắm các bạn. Giống như một liều doping vậy.

Và tôi muốn chia sẻ lại các bạn, những người yêu thích hoặc muốn học Tiếng anh nhưng cố gắng hoài vẫn chưa đi đến đâu.

Thế là vùng dậy và viết.

Sau tầm 3 tháng học theo bộ bookworm để tăng vốn từ vựng, tôi đã có thể nghe khá hơn trước kia rất nhiều. Tôi có nói về nó trong bài này.

Tôi bắt đầu nghe được một số bài tedtalk ngắn và một số bài chia sẻ của các trainer trên youtube

Tôi có thể hiểu được ý họ nói, nhưng nếu bây giờ mà bảo tôi viết lại chính xác cả câu của họ thì thực sự tôi chịu thua.

Nào là từ này họ đọc là “say hay said” thêm s hay es thì tôi không thể nhận ra và viết được.

Và tôi luôn cố gắng suy nghĩ để tìm cách cải thiện việc này.

Tôi lên mạng search và đọc rất nhiều thông tin để tìm câu trả lời cho mình.

Và ơn giời, tôi đọc được một bài chia sẻ rất tâm huyết. Tôi thực hiện theo những gì anh ấy chia sẻ.

Khoảng hơn 1 tháng thực hành, tôi đã cải thiện được rất nhiều.

Có đợt tôi tập viết thử và hầu như có thể biết được người ta đang đọc có thêm ed hay không!

Hôm nay tôi chia sẻ với các bạn về phương pháp đó, tất nhiên là theo style luyện tập của riêng tui.

Trước hết tôi sẽ nói nguyên nhân vì sao chúng ta không thể viết được 100% những gì chúng ta đã nghe, mặc dù mình đã nghe hiểu được điều họ nói

Câu trả lời là vì bạn nghe chưa sâu.

Việc nghe sâu cực kỳ quan trọng trong việc học Tiếng anh. Đặc biệt đối với bạn nào muốn thi Toiec hay Ielts.

Nghe sâu giống như việc mình đặt nặng về chất lượng mà không quan trọng về số lượng vậy. Bạn học bài nào là phải chất bài đó.

Có thể một buổi chỉ học được một bài thôi, nhưng học xong là tôi nắm không sót một cái gì từ bài này.

Vậy để rèn luyện việc nghe sâu trong Tiếng anh như thế nào?

Đầu tiên, bạn chuẩn bị giúp tôi một đoạn đọc ngắn và dễ.

Ngắn bao nhiêu và dễ như thế nào?

Câu trả lời là càng ngắn càng tốt, đặc biệt là đối với những bạn lần đầu thực hiện theo phương pháp này. Một đoạn đọc tầm 3 đến 5 phút thôi. Thậm chí là 1 phút cũng được nếu bạn chỉ là một Beginner.

Còn dễ hả? Đó là một đoạn bạn nghe qua thì hiểu được tầm 70% đoạn này.

Nhiều bạn sẽ nghĩ 3-5 phút là quá ít và 70% có nghĩa là đã hiểu gần như trọn vẹn rồi thì tập tành làm gì nữa cho phí sức.

Nhưng không phải đâu bạn ơi. Bạn đánh giá cao mình quá.

Không tin bạn có thể thử. Với 3-5 phút, và hiểu được 70% nội dung của đoạn thì bạn phải mất tầm 30 phút đến 1 giờ đồng hồ để chép hoàn thiện. Chứ không phải dễ đâu nha.

Nên từ từ thôi, bắt đầu dễ để bạn có động lực học tiếp chứ không là bỏ liền hà. Ráng nghe tôi nha.

Về nội dung của đoạn đọc này thì sao?

Bạn có thể kiếm một câu truyện ngắn, giống như một câu truyện trong bookworm hoặc cũng có thể lên tedtalk để search một chủ đề mà bạn yêu thích (Thực ra tedtalk thì nên dành cho bạn ở level Inter nhiều hơn là Beginner, nó hơi khó).

Nhưng nhớ là những bài đọc này phải có transcript để bạn có thể check lại nội dung sau khi bạn viết xong, xong thử đúng được bao nhiêu phần trăm?

Và thứ cuối cùng tôi muốn bạn chuẩn bị là một chiếc laptop và tải về phần mềm GOM player hoặc khuyến mãi player cũng được, một cây bút, một tờ giấy để ghi chép.

Bạn mở bài đọc lên, nghe qua một lần, xem hiểu được bao nhiều phần trăm? Nếu thõa mãn các tiêu chí trên thì bắt đầu vào việc nghe chép thôi.

Khi bắt đầu nghe – viết, bạn nghe xong một câu, bấm pause trên phần mềm KMP và bắt đầu viết lại những gì mình nghe được (Tất nhiên là không dùng transcript ở chỗ này nha)

Nhưng nếu chỉ nghe từ được từ mất thì làm sao?

Bạn nhấn phím lùi trên bàn phím và nghe lại đồng thời chú ý những chỗ mình chép thiếu và bổ sung vào.

Cứ tuần tự như vậy cho đến hết bài.

Nhưng có những từ, những đoạn mà bạn nghe mãi mà vẫn không biết đó là từ gì thì sao ta?

Bạn chừa trống giúp tui. Để mình hiểu là những từ này mình nghe không được nè, lát mình xem lại.

Sau khi nghe và chép hoàn thành các câu trong bài, bạn bấm play lại toàn bài trên.

Vừa nghe vừa check lại xem mình đã viết được bao nhiêu?

Và cuối cùng là dùng transcript để đối chiếu với những gì bạn đã viết.

Chắc chắn bạn sẽ phải há hốc mồm cho coi.

Không phải là vì bạn viết giỏi quá đâu. Mà là bạn thấy sao mà sai tè le vậy nè. Thiệt, không tin cứ thử xem nha.

Nhưng như vậy cũng chưa hết, sau khi đối chiếu với bản transcript xong, xem thử các từ mà bạn không nghe được, các từ mà bạn đã viết sai. Và…

Bạn chép lại giống như bước trên cho tui.

Lần này, chắc chắn bạn sẽ chép đúng được nhiều hơn. Nhiều hơn thôi chứ cũng còn sai nhiều lắm. Tôi thử rồi nên biết chứ

Bạn cứ lặp lại các bước trên cho đến khi hoàn thiện 100% nội dung của bài, và không sai một chữ nào. Dù là ed, es hay gì bạn vẫn chép đúng hết.

Vậy đã xong chưa?

Một bước cuối cùng, thực hiện xong bước này coi như bạn sẽ đưa mình lên một tầm cao mới. Tôi nói thiệt.

Bạn hãy tập đọc lại đoạn trên giống như tác giả đã đọc. Cố gắng giống nhất có thể, từ phát âm, ngắt giọng…

Vì bạn đã chép rất nhiều lần và đây là một đoạn ngắn nên bạn hoàn toàn có thể thuộc được nó.

Đây chính là sức mạnh của sự tập trung đấy.

Nhiều người sẽ nghĩ, chép đoạn có 1 phút thì bao lâu mới tiến bộ được.

Nhưng đây là phương pháp học sâu bạn ơi, bạn chỉ cần thực hiện nó thôi thì nó cải thiện được bạn rất nhiều lần.

Chỉ cần tập trung một ngày 30 phút và tập luyện trong tầm 1 tháng thì bạn hoàn toàn có thể nghe và hiểu chính xác 100% những gì người ta nói.

Đây chính là bí quyết, tôi tin là bí quyết thiệt để giúp các bạn đặc biệt khi thi Toeic ở phần Listening.

Thực sự khi chia sẻ điều này, tôi rất hy vọng bạn sẽ làm theo. Vì chính nó đã thay đổi được tôi rất nhiều.

Nhưng giai đoạn đầu thực sự khá gian khổ vì chép trúng hẻm được bao nhiêu.

Nhưng không sao, cho phép mình sai, và tiếp tục. Chỉ cần chép vài lần là bạn sẽ thấy cải thiện rất nhiều đấy.

Bạn nào thực hiện được một tháng mà có chút “thành quá” thì báo cho tôi tiếng. Để tôi vui thôi chứ làm gì có quà ở đây má.

Chia sẻ của Lê Tấn Nghĩa

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...