“Mục tiêu năm 2021 của công ty chúng ta là 200 tỷ tương đương với mức tăng trưởng 400%. Mục tiêu đặt ra là phải đạt được. Cố gắng lên, thấy công ty XXX tăng trưởng theo cấp số nhân trong vòng 5 năm không chúng ta cũng thế thôi, họ làm được mình cũng làm được”
Cuộc họp bàn kế hoạch năm mới của các SME hẳn sẽ không thể thiếu được những câu nói như thế.
Nhưng hỏi lí do tại sao lại là con số đấy thì hầu như không trả lời được, số còn lại thì sẽ trả lời rằng:
“Anh tin với đội ngũ nhân sự hiện tại thì mục tiêu này chúng ta sẽ đạt được”
“Năm nay anh đã nhờ được anh/ chị XXX về hỗ trợ cho chúng ta rồi, anh/chị ấy đã làm ở XXX (nói chung là các công ty cỡ lớn)”
“Đặt mục tiêu để có động lực phấn đấu”
….. còn rất nhiều câu trả lời không có căn cứ, số liệu nào.
Giả định, công ty đấy trong năm 2021 đạt được mục tiêu tăng trưởng 400% thì có chắc các CEO sẽ kiểm soát được bộ máy và các vấn đề liên quan. Vì trong doanh nghiệp luôn có ít nhất 2 phần kiểm soát là quản trị và thực thi, tăng trưởng nhanh quá dẫn đến bộ máy phình to bất ngờ thế là lại không quản trị được mà không quản trị được thì chuyện gì đến rồi cũng sẽ đến.
Vì vậy trước khi đặt mục tiêu, theo em (dựa trên những kiến thức em được học) các CEO và bộ phận liên quan đến việc lập kế hoạch hãy phân tích chính doanh nghiệp của mình trước để hiểu rõ nội tại công ty mình đang như thế nào, chứ không chỉ lo mỗi việc phân tích đối thủ, thị trường, khách hàng,..
Biết được công ty mình có cái gì để mang đến cho khách hàng, đối tác; biết công ty mình mạnh yếu ở đâu để biết cách để đứng vững trên thương trường (vì nhỏ nhưng có võ thì chắc gì đã thua)
Đến đây, câu hỏi mà mọi người hay đặt ra là “phân tích cái gì trong công ty bây giờ?”
Trước tiên, chúng ta cần xác định được thông tin đầu ra (OUTPUT) của chúng ta là gì?
- Cụ thể trong trường hợp này, OUTPUT của việc phân tích doanh nghiệp đó là trả lời các câu hỏi:
- Khách hàng đánh giá chúng ta so với đối thủ như thế nào? (về sản phẩm, dịch vụ, chăm sóc khách hàng, …)
- So với đối thủ thì điểm mạnh và điểm yếu của chúng ta là gì? (Quản trị, thực thi, phân phối, sản xuất, …)
Khi đã biết OUTPUT thì mọi người dựa vào cảm nhận, am hiểu, dữ liệu,… về doanh nghiệp của mình để phân tích các góc nhìn sau:
- Cơ cấu tổ chức (có linh hoạt trước sự thay đổi chiến lược không, có chuyên môn hóa từng bộ phận không, …)
- Tài chính (Khả năng huy động vốn, giá trị hàng tồn kho, công nợ, …)
- Sales & Marketing (khả năng thực thi, tiếp cận khách hàng mục tiêu)
- Nhân lực (chiến lược nhân sự, nhân sự kế thừa, …)
- Công nghệ thông tin (đã chuyển đổi số chưa, tận dụng hết tiềm năng của công nghệ chưa, …)
- R&D (sự đầu tư cho nghiên cứu phát triển sản phẩm được chú trọng chưa, …)
Tóm lại là cần hiểu mình trước khi tìm hiểu, phân tích những thứ khác. Chưa kể, không biết mình như thế nào nên mục tiêu nào cũng muốn có (tham). Đừng thấy công ty nhà người ta thế mà mình cũng muốn thế.
Trên đây là những điều em quan sát được khi đi làm và kết hợp kiến thức về phân tích doanh nghiệp được học nên vẫn chưa có nhiều góc nhìn, mong mọi người chia sẻ thêm về quan điểm của mình để em có hiểu biết hơn ạ.