Hầu hết, chúng ta đều cho rằng, những mâu thuẫn trong công ty thường xuất phát từ sự khác nhau giữa các thói quen sinh hoạt, cách làm việc, tư duy, văn hóa dân tộc… Nhưng thực ra nó còn có một nguyên nhân quan trọng khác, đó là mục tiêu. Hay còn gọi là động lực
Chúng ta đều biết, động lực được tạo ra từ nhu cầu của bản thân. Sự nổ lực để đạt được một điều gì đó. Tuy nhiên, mỗi người đều có những nhu cầu và mong muốn khác nhau. Chính điều này tạo nên động lực phấn đấu khác nhau.
Những nhu cầu không giống nhau thường tạo nên nhưng hành vi, suy nghĩ, hành động khác nhau. Điều này rất dễ gây ra mâu thuẫn khi đặt họ vào trong một đội nhóm.
Đồng thời cản trở hiệu quả của nhóm, gây nên mâu thuẫn nội bộ, áp lực công việc, môi trường làm việc căng thẳng. Từ những điều này tạo ra tinh thần làm việc của mỗi cá nhân hoặc dễ làm cá nhân dễ đi sai với văn hóa doanh nghiệp, mất uy tín của tổ chức.
Ví dụ: Nếu một người vì sống trong sự đủ đầy, họ chẳng quan tâm nhiều đến vật chất, chức tước hay không lấy sự giàu có ra làm thước đo.
Cái họ cần đơn giản là một môi trường tập thể, vui vẻ và học tập lẫn nhau, không quá nhiều áp lực về con số hay KPIs. Một người khác, nhu cầu về vật chất cao, họ mong muốn nhận được sự công nhận của lãnh đạo, kế hoạch thăng tiến rõ ràng. Vì vậy họ nổ lực trong mỗi dự án.
Khi đặt 2 người này vào cùng một nhóm, thì điều gì sẽ xảy ra?
Một người thong dong chỉ cảm thấy người kia thật khô khan, người chăm chỉ lại cho rằng áp lực mình gánh quá nhiều, khi đồng nghiệp không chịu nổ lực. Những áp lực này rất dễ khiến người nhân viên dễ dàng biến chất, hay thậm chí là vi phạm văn hóa doanh nghiệp.
Khi một nhu cầu xuất hiện, sự căng thẳng cảm xúc dần nhen nhóm, từ đó định hướng và điều chỉnh động cơ con người hướng đến việc thỏa mãn nhu cầu đó. Và chính lúc này, cũng là lúc phát sinh mâu thuẫn giữa người này và người khác.
Yếu tố tạo nên động lực?
Có 4 nhu cầu chính như sau:
- Nhu cầu muốn khẳng định bản thân
- Nhu cầu được công nhận, tôn trọng
- Nhu cầu xã hội
- Nhu cầu an toàn
Tùy theo mỗi người mà các nhu cầu này được ưu tiên và quan trọng khác nhau.
Các áp lực đôi khi do chính người đó tự tạo nên cho bản thân, do một số nhu cầu trên có thể tăng mạnh.
Là người sử dụng nhân sự, lãnh đạo công ty. Chúng ta cần quan tâm đến những điều này khi tuyển và sử dụng nhân sự. Bởi chúng giúp công ty bạn có thể tuyển đúng người, đúng vị trí. Hoặc hiểu hơn về động cơ làm việc của mỗi người, giao việc phù hợp.
Trong quá trình tuyển và dụng, chúng ta sẽ thường có các giai đoạn đánh giá và đào tạo định kì. Hãy tân dụng cơ hội này, xây dựng các bảng câu hỏi để tìm hiểu sâu hơn về những mong muốn của nhân sự, mức độ hài lòng của họ trong mỗi nhu cầu.
- Vậy cách nào để tìm ra động lực của một người?
- Tìm hiểu về các công ty trước đây nhân sự từng làm và kết quả họ đạt được.
- Những con số biết nói từ kết quả công việc.
- Xây dựng các câu hỏi khai thác mong muốn của nhân sự.
- Điều gì ở công ty khiến họ gắn bó và ở lại?
- Điều gì thúc đẩy bạn?
- Động lực đó bền vững như thế nào?
- Điều gì khiến bạn nản lòng (thất vọng, chán nản)
- Làm thế nào để bạn có động lực trở lại?
Hoặc các câu hỏi về áp lực và cách họ giải quyết áp lực đó như thế nào.
Động lực là cái tạo giúp mỗi cá nhân phấn đấu, nhưng nếu chúng ta không hiểu về động lực làm việc của mỗi cá nhân. Sẽ là điều rất khó để giúp nhân sự đó phát triển đúng cách. Bởi ai cũng muốn làm việc trong môi trường phù hợp.
Bạn có cách nào hay để giúp công ty tìm ra động lực của mỗi người, hãy cùng chia sẻ phương pháp nhé.
Tổng hợp và chia sẻ của Phương Anh